Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sư ông Nhất Hạnh và 9 ngày lưu lại miền Trung

Thầy Chân Pháp Đăng được dự đoán sẽ thay Sư ông lo liệu bên Tăng thân cho độc giả biết "Thầy rời Việt Nam đi sớm con nghĩ cũng tốt, vì sự linh cảm của Ngài có gì đó không lành..."


Sư Ông đi thăm tất cả những nơi quen thuộc, thân yêu nhất, hồ bán nguyệt, lăng mộ, Diệu Trạm, cây bùi, tháp Sơ tổ... Đặc biệt Ngài đi thăm tháp Sư Cố, đi một vòng quanh tháp, đọc tấm bia về công hạnh của Sư Cố. Ngài ngồi bên tấm bia rất lâu, đôi mắt sáng ngời yêu thương, kính trọng. Cây bùi năm xưa xum xuê xanh mát, nay tàn úa, sắp chết. Thương quá. Ngài ngồi chơi bên hồ bán nguyệt rất lâu, các sư cô bắt bài hát, nhưng Ngài đưa tay bảo dừng lại, bởi Ngài đang tiếp xúc những kỷ niệm ngọt ngào nhất.

Ai cũng có tri giác và suy nghĩ về chuyến thăm Tổ đình của Ngài, duy chỉ có Ngài mới biết rõ thôi. Ngài sống chưa tới một ngày ở chùa Tổ, nhưng Ngài đã tiếp xúc sâu sắc, và cảm nhận những gì về nơi này.

"Ngài rời Tổ đình bất ngờ quá nhưng trong thâm tâm con linh cảm Ngài đi là tốt". Ngài đã thỏa mãn ước muốn về đảnh lễ Tổ Sư và đã trọn tình vẹn nghĩa với Tổ đình rồi. Còn chừng chờ gì nữa mà không rong chơi. Đến đi thong dong, Ngài chẳng vướng bận gì nữa. Nơi đâu chẳng phải là nhà.

Sau khi tiễn Sư ông lên đường sang Thái lan, thầy đã cho biết cảm xúc của mình về một chuyến đi huyền thoại: Chào quê hương, chào bạn bè, chào tăng thân. Lần này thầy tháp tùng Sư Ông trở về quê cha đất Tổ. Một chuyến đi chứa đầy ý nghĩa. Thầy có những giây phút, kỷ niệm, tình cảm thật ngọt ngào. Thầy giảng 01 khóa Thiền học và Tâm học ở Hà Nội, 01 khóa xuất sĩ, 01 ngày chính niệm cho 350 người, nửa ngày tu ở Đà Nẵng về Trí tuệ vượt bờ, 01 ngày chính niệm ở Đình Quán, 01 ngày tu ở Huế, 01 bài giảng cho ngày Vu Lan. Đặc biệt là đêm be-in đầm ấm cuối cùng ở Tp.Hồ Chí Minh. Tăng thân được thực tập thiền trà, thiền trái cây, thiền ca và chia sẻ từ con tim. Cám ơn tất cả những người thân yêu.
Hình ảnh cuối cùng Sư Ông nhìn lại biển quê hương, qua khung cửa ở Đà nẵng.
Không lâu sau đó, thầy Pháp Đăng vừa quay trở lại Tu viện Lộc Uyển - Mỹ, thầy vô cùng thương tiếc gởi đến tứ chúng đạo tràng Mai Thôn bức thông bạch báo tang cố sư thúc Thích Chí Mãn vừa viên tịch tại thành phố Đà Nẵng.

Hai sư thúc hãy thong dong về với cánh đồng ánh sáng của chính niệm. Sinh diệt, khứ lai, hữu vô là trò ảo hóa, cánh cửa của nghiệp. Nhận ra chân tâm rồi thì chẳng còn phải ngại ngừng đến đi, sinh diệt...

Kính thưa liệt quý vị,

Hội đồng Giáo Thọ quốc tế đạo tràng Mai Thôn xin báo tin đến quý vị:

Bậc Tôn Đức đệ tử của sư tổ Thanh Quý - Chân Thật (trụ trì Tổ đình Từ Hiếu - Huế), pháp đệ của Sư Ông Làng Mai, Hòa thượng pháp danh Trừng Viên, pháp tự Chí Mãn, sau một thời gian ngắn bệnh yếu, Hòa thượng đã an nhiên thị tịch lúc 21:30 ngày 8/9/2017, tại chùa Pháp Vân thành phố Đà Nẵng, Việt Nam (trụ thế: 76 năm, hạ lạp: 52 năm).

Hòa thượng là bậc Tôn đức lớn của tông môn Từ Hiếu
. Hòa thượng là Giám Học của Tổ Đình Từ Hiếu - Huế và là bậc ân sư của bốn chúng Đạo tràng Mai Thôn. Hòa thượng đã nhiều lần viếng thăm và giáo huấn đại chúng Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và các nơi khác. Gần đây nhất, tháng 3 năm 2017, Hòa Thượng đã từ bi hoan hỷ làm thầy truyền giới (Hòa thượng đường đầu) trong Đại giới đàn Tánh Thiên tại Làng Mai, Thái Lan. 
Hòa thượng đã tiếp nhận kệ phó pháp truyền đăng của Sư ông Làng Mai vào tháng 10 năm 2010 tại Làng Mai, Thái Lan. Bài kệ như sau:

Tâm mang ý chí xuất trần
Đến khi nguyện mãn pháp thân rạng ngời
Về nơi xuất phát tinh khôi
Thoát vòng sinh diệt khắp trời bình an.

Vậy,
 đề nghị tất cả các trung tâm thuộc Đạo Tràng Mai Thôn trên thế giới
- Thiết lập bàn thờ có di ảnh Hòa thượng để tưởng niệm Hòa thượng trong thời gian 02 năm;

- Thực tập ngồi thiền và tụng kinh để gửi năng lượng an lành cúng dường lên giác linh Hòa thượng;

- Thực tập dâng hương, cúng trà vọng bái suốt thời gian tang lễ diễn ra tại Việt Nam.
Kính mong đại chúng xuất sĩ và cư sĩ thuộc Đạo tràng Mai Thôn khắp nơi lưu ý gia tâm sự thực tập, nuôi dưỡng thêm ý thức về Tình Nghĩa mà thực tập quy kính Bậc ân đức đã ẩn tàng về nơi thế giới bản môn vô sinh - bất diệt. 
Kính chúc quý liệt vị luôn an trú được trong hiện pháp.
 Nay kính cáo bạch
.

Thay mặt Hội đồng Giáo thọ quốc tế đạo tràng Mai Thôn

Tỳ kheo Thích Chân Pháp Đăng

Thầy đi, bão số 10 vào Miền Trung: "Ta hãy cùng nhau cầu nguyện bình an"

Lần này, Thiền sư Nhất Hạnh đã “vượt qua được đồi Dương Xuân” giữa ban ngày. Có các đệ tử thân tín nhất cùng làm việc “vượt qua đồi Dương Xuân” đó với ngài. Giữa ban ngày mà ai cũng nhìn thấy rõ ràng, cảm giác bị “thức giấc và thấy mình đang bị lưu đày” không còn nữa. Giấc mơ “lặp đi lặp lại nhiều năm” đó với kết cục “trong giấc mơ tôi thấy không bao giờ vượt qua được ngọn đồi Dương Xuân ấy” nay bỗng chốc tan biến vào thực tại hiện tiền: “Thiền sư Nhất Hạnh đã vượt qua được đồi Dương Xuân.” Lúc 14:00 cùng ngày, sau khi vượt qua đồi Dương Xuân, Thiền sư Nhất Hạnh trải nghiệm sự an lạc tại hồ bán nguyệt. Rất thanh thản, một sự im lặng hùng tráng.

Hoàn thành tâm nguyện “vượt qua đồi Dương Xuân” 2 lần, một lần trong đêm 3/9 và một lần giữa ban ngày 4/9, vào lúc 15:40 ngày 4/9/2017, Thiền sư Nhất Hạnh cùng với các đệ tử xuất gia và tại gia rời khỏi chốn Tổ chùa Từ Hiếu, trải nghiệm sự thong dong, tự tại trước mọi không gian và thời gian.

Bảo Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật giáo thường thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Phật giáo thường thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Phật giáo thường thức 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Phật giáo thường thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Xem thêm