Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 15/06/2020, 08:26 AM

Sự thật về xuất hồn thoát vía

Hiện tượng xuất hồn nói chung là khi một người thật sự cảm thấy mình đã thoát ra khỏi cơ thể của họ. Đã có nhiều khoa học gia Tây Phương nghiên cứu về hiện tượng này. Trong trường hợp tiêu biểu, một người thấy linh hồn họ bay ra khỏi và lơ lửng bên trên cơ thể mình.

Thiền xuất hồn là gì? Trong Phật giáo có loại thiền này không?

Xuất hồn hay thoát xác là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các nền văn hóa. Người ta luôn tin rằng, khi đó linh hồn sẽ bay ra khỏi thân xác và bồng bềnh giữa không trung có thể quan sát thể xác và thế giới xung quanh. Nhiều người xem đó chính là bằng chứng của linh hồn và thế giới tâm linh.

Hiện tượng xuất hồn là gì?

Hiện tượng xuất hồn nói chung là khi một người thật sự cảm thấy mình đã thoát ra khỏi cơ thể của họ. Đã có nhiều khoa học gia Tây Phương nghiên cứu về hiện tượng này. Trong trường hợp tiêu biểu, một người thấy linh hồn họ bay ra khỏi và lơ lửng bên trên cơ thể mình. Hầu hết mọi thứ họ diễn tả lại đều đúng với cảnh trí thật sự. Tuy nhiên thường có vài chi tiết không chính xác, thí dụ như họ thấy cánh cửa phòng đang đóng trong khi nó thật sự đang mở. Thường bản thân họ chỉ nhìn thấy sự vật nhưng có người kể lại họ cũng có thể nghe âm thanh.

Hiện tượng xuất hồn cũng là dấu hiệu đặc trưng của kinh nghiệm cận kề cái chết.

Hiện tượng xuất hồn cũng là dấu hiệu đặc trưng của kinh nghiệm cận kề cái chết.

Mối liện hệ giữa linh hồn và bào thai

Xuất hồn thoát vía xảy ra trong những khoảng thời gian nào?

Xuất hồn thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, trước khi ngủ hay đang thiền. Đặc trưng chung của trạng thái này là thư giãn, giảm hay mất cảm giác bản thể và kích thích cảm giác. Nó xảy ra trong thời gian ngắn và thường bắt đầu với cảm giác đi vào đường hầm tối đen với ánh sáng rực rỡ phía cuối, giống trạng thái cận kề cái chết. Có người còn thấy hồn xuất rồi lại nhập vào xác.

Khám phá sự thật  về xuất hồn thoát vía

Chuyện xuất hồn nghe nói thôi cũng đã chẳng thể nào tin nổi. Tuy nhiên, một khi nó đã liên quan đến tâm linh thì người ta sẽ nghĩ ra đủ kiểu và đủ hình thức để ứng dụng một cách dại dột những kiến thức không căn cứ ấy. Niềm tin vào thế giới tâm linh vốn có sẵn trong tâm thức của rất nhiều người, nhất là ở xã hội nặng văn hóa Á Đông như ở Việt Nam. Bất cứ khi nào người ta gặp những sự vật hiện tượng không thể lý giải nổi là ngay lập tức những khái niệm tâm linh được đưa ra để thỏa trí tò mò.

Khả năng dị thường khi xuất hồn

Hiện tượng xuất hồn cũng là dấu hiệu đặc trưng của kinh nghiệm cận kề cái chết. Nhiều bệnh nhân được cứu sống hay tỉnh lại sau phẫu thuật tuyên bố họ cảm nhận được các biến cố xung quanh thể xác đang chết của họ, một tuyên bố không được thực tế khẳng định. Cho đến nay thì nhiều người vẫn xem xuất hồn là bằng chứng của linh hồn bất tử. Tuy nhiên thành tựu mới trong các khoa học tâm trí hoàn toànkhông ủng hộ quan điểm này. Thực tế xuất hồn chỉ là những ảo giác xuất hiện khi hệ cảm giác bản thể của cơ thể bị rối loạn.

Hiện tượng xuất hồn nói chung là khi một người thật sự cảm thấy mình đã thoát ra khỏi cơ thể của họ. Đã có nhiều khoa học gia Tây Phương nghiên cứu về hiện tượng này.

Hiện tượng xuất hồn nói chung là khi một người thật sự cảm thấy mình đã thoát ra khỏi cơ thể của họ. Đã có nhiều khoa học gia Tây Phương nghiên cứu về hiện tượng này.

Vai trò của linh hồn trong sự luân hồi và tái sinh

 Cảm giác khi xuất hồn đầu tiên

Cảm giác lạ lùng khi xuất hồn lần đầu tiên có thể vừa hứng khởi vừa kinh ngạc. Điều này phối hợp với những hình ảnh một người có thể nhìn thấy rõ rệt trong khi xuất hồn làm họ dễ dàng tin chắc chắn rằng đây không thể nào là chiêm bao được. Điều cần biết là những gì một người nghe thấy trong chiêm bao thường cũng có thể rất rõ rệt và chi tiết nếu như bản thân họ có lý do nhớ đến chúng. Thông thường chúng ta không nhớ mấy về chiêm bao của mình sau khi thức dậy vì thế chúng có vẻ như không thật. Đời sống hàng ngày cũng vậy, bản thân chúng ta thường trải qua trọn mỗi ngày thức dậy mà không hề để ý đến chi tiết nào rõ rệt cả nếu không có lý do gì để cần phải nhớ đến chúng.

Chỉ khi nào có chuyện bất thường gì xảy ra thì chúng ta sẽ lập tức thu nhận tích cực những gì chúng ta nghe thấy và do đó thì ta sẽ có thể nhớ lại diễn biến nầy rành mạch trong tương lai. Những giấc mơ tuyệt vời hay những ác mộng cũng vậy, chúng ta thường nhớ rất kỹ càng mọi chi tiết và có cảm tưởng như chúng đã xảy ra thật sự. Hiện tượng xuất hồn thường xảy ra đến một người đột ngột không báo trước. Tuy nhiên cũng có một số người có thể tự điều khiển mình vào trạng thái nầy bất cứ lúc nào bản thân họ muốn. Vẫn có những phương pháp thiền với mục đích chính là để xuất hồn.

Hiện tượng xuất hồn là khi một người thật sự cảm thấy mình đã thoát ra khỏi cơ thể của họ.

Hiện tượng xuất hồn là khi một người thật sự cảm thấy mình đã thoát ra khỏi cơ thể của họ.

Phật giáo có tin sự tồn tại của linh hồn hay không?

Thế giới tâm linh hay những khả năng siêu việt của con người đến nay không phải là không có. Lòng tin trong sáng của con người vào thế giới ấy, ở một chừng mực nhất định sẽ làm cho chính bản thân con người sống tốt đẹp hơn, hiếu thuận và nhân ái hơn. Nhưng, một khi niềm tin ấy đã đi quá đà, dù vô tình hay hữu ý thì chắc chắn cũng là điều tai hại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Xem thêm