Thứ, 27/03/2023, 17:00 PM

Sự thờ Phật khác với những trường hợp thờ phượng khác

Trong sinh hoạt tín ngưỡng con người có nhiều sự thờ phượng cúng lễ khác nhau, giới Phật tử thờ Phật cần phải hiểu tường tận và chính xác sự liên hệ tâm linh giữa người hành lễ và đối tượng được thờ cúng lễ lạy, mục đích sự hành lễ và nhất là quy cách hành lễ.

Từ ngữ Thờ hay Thờ phượng trong dân gian thường dùng có nghĩa là tin tưởng, tôn kính một bậc bề trên cao quý, thể hiện bằng hành vi cúng bái, lễ lạy. Trong sinh hoạt thực tế hàng ngày con người có nhiều sự thờ cúng, lễ bái khác nhau về mặt tâm lý xã hội, triết lý siêu hình, nghi thức hành lễ…giới Phật tử chân chính cần phân biệt rõ ràng chính xác ngõ hầu mới đi đúng con đường Chánh đạo, không lạc vào tà đạo ma giáo.

Có thờ Phật chân chính, đúng cách theo Chánh pháp mới là con Phật gieo được nhân lành cốt lõi để kết thành quả Phật. Đây là một việc làm bắt buộc đối với người phát tâm tu Phật, một việc làm sơ khởi trên đường hành trì đạo pháp nhưng lại là một việc hết sức quan trọng vì tính cách quyết định người tu đi đúng đường hay lạc nẻo trong khi đã phát tín tâm, nguyện theo lời Phật dạy. Tín nguyện không thôi chưa đủ, cần thêm có trí tuệ nữa đạo quả mới viên mãn. Đó là lý tự nhiên trong tiến trình tu học và hành đạo. Ví dụ như việc trồng cây, muốn có được hoa thơm quả ngọt, không phải chỉ có một việc duy nhất là gieo hạt nhân xuống đất là đủ, cần có thêm những việc phụ thuộc như tước nước, bắt sâu, nhổ cỏ dại, bón phân…Những việc làm phụ thêm này ngôn từ nhà Phật gọi là trợ duyên, không có trợ duyên thuận lợi thì hạt nhân gieo xuống không kết được thành quả tốt đẹp, cây có mọc cũng không đâm hoa thơm kết trái ngọt được.Trong sinh hoạt tín ngưỡng con người có nhiều sự thờ phượng cúng lễ khác nhau, giới Phật tử thờ Phật cần phải hiểu tường tận và chính xác sự liên hệ tâm linh giữa người hành lễ và đối tượng được thờ cúng lễ lạy, mục đích sự hành lễ và nhất là quy cách hành lễ. Theo phong tục tập quán về tâm lý xã hội và tôn giáo, dân Việc Nam có những sự thờ phượng, lễ bái như sau:

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thờ vật thần

Đây là trường hợp thờ những sự vật được coi như linh thiêng có quyền năng tác động đến cuộc sống con người thời cổ xưa, ngày nay không còn Thờ Thần Mưa, Thần Nắng vì nhận thấy hiện tượng thời tiết có ảnh hưởng đến trồng trọt, mùa màng, có thể gây thiên tai như bão lụt, hạn hán. Người dân cúng Hà Bá là vị thần ở dưới sông để cầu tránh lụt lội, lập đàn đảo vũ khi hạn hán để cầu mưa cho có nước cấy cầy. Thờ Thần Hổ, Thần Rắn vì nhận thấy nguy hiểm đến tính mạng con người sống nơi ven rừng có ác thú. Thờ Tứ Linh gồm có bốn con vật quý, linh thiêng là Long, Lân, Quy, Phượng vì đó là biểu tượng của sự may mắn tốt lành.Sự thờ vật thần thời nay dần dần không còn nữa tuy chưa chấm dứt hẳn ở những sắc dân chậm tiến. Khoa học phát triển, dân trí nâng cao đã hiểu mưa nắng là hiện tượng thời tiết trong thiên nhiên, không phải do quyền năng của vị thần nào. Nói chung, sự thờ vật thần của con người thời xưa vì lý do sinh tồn, người hành lễ không hiểu những sự kiện, thú vật trong môi trường thiên nhiên nên sinh lòng tôn thờ để cầu cho cuộc sống được an lành, tránh những tai họa như thiên tai hay ác thú đe dọa sự sống. Lý do sinh tồn an lành này ngày nay không còn nữa.

Thờ nhân thần

Đây là sự tôn thờ con người, những nhân vật có công lao đóng góp cho cuộc sống tập thể con người, sau khi từ trần ngưòi đời sau thờ cúng để tỏ lòng tri ân với tiền nhân. Trái ngược với sự thờ vật thần dần dần đi đến chỗ không tồn tại nữa, sự thờ nhân thần có từ thời cổ xưa vẫn tồn tại đến ngày nay và ngày càng phát triển rộng rãi coi như một dấu ấn của văn hóa tiến bộ, của văn minh nhân loại. Sự thờ nhân thần mang tính chất nhân bản rõ ràng, đầy đủ hơn sự thờ vật thần, cả chủ thể hành lễ và đối thể được lễ đều là con người cả. Sự thờ nhân thần có nhiều phạm vi khác nhau.Trong phạm vi tập thể gia tộc có liên hệ họ hàng thân thích, đó là sự thờ cúng gia tiên. Con cháu thuộc thế hệ sau thờ gia tiên là những người đã khuất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại. Lễ gia tiên thường cử hành vào dịp giỗ tết để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục, liên hệ thân thích với người đã khuất.Trong phạm vi tập thể dân tộc có liên hệ lịch sử và văn hóa xã hội, dân tộc Việt Nam đã lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương có công dựng dước, thờ các vị anh hùng dân tộc có công cứu nước chống ngoại xâm như Hai Bà Trưng, vua Lê Thái Tổ, đức Trần Hưng Đạo…Trong phạm vi hẹp hơn chỉ một làng, dân Việt Nam thờ tại đình vị Thần Hoàng Làng là nhân vật có công lớn với dân làng địa phương như khai quang lập ấp, quy tụ dân sống tập thể thành làng xóm, lập hương ước cho dân làng sống có an ninh trật tự, quy củ về phong tục gọi là lệ làng, tục ngữ Việt Nam có câu Phép vua thua lệ làng chứng tỏ nếp sống văn hóa đặc thù ở tập thể xã thôn Việt Nam.Trong phạm vi nhân loại nói chung các ngành sinh hoạt, vượt ra ngoài giới hạn quốc gia dân tộc, đó là sự thờ cúng những bậc thánh hiền là nhân vật có tài trí hơn người đáng làm gương cho hậu thế soi chung, không phân biệt chủng tộc hay biên giới quốc gia. Tại Hà Nội có Văn Miếu là nơi thờ Đức Khổng Tử và bảy mươi hai vị hiền, coi như đệ tử chân truyền của Thánh Sư Khổng Tử. Thời nước Việt Nam còn nội thuộc nhà Hán, dân ta sống dưới sự cai trị hà khắc của các quan Thái Thú do nhà Hán phái sang. Tuy nhiên trong số các Thái Thú có hai ông Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp vì lòng nhân từ đã chỉ dạy cho dân ta nghề nghiệp sinh sống và lễ giáo văn hóa. Dân ta rất quý trọng lúc sinh tiền, đến khi từ trần dân ta còn lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn với quan cai trị dù là người ngoại bang khác giống đến đô hộ dân ta.

Thờ thiên thần

Đây là trường hợp thờ một đối thể không xuất hiện ở thế giới loài người, tiếng nhà Phật gọi là nhân giới mà xuất hiện ở một cõi giới cao hơn gọi là thiên giới. Những đối thể này gọi chung là thiên thần như Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thiên Chúa, Ông Trời có quyền năng phi thường như sáng tạo ra vũ trụ, quyết định sự sống chết, ban phúc giáng họa cho con người thế gian. Sự thờ thiên thần là nguồn gốc phát sinh ra các tôn giáo khác nhau, có nhiều thiên thần là giáo chủ một tôn giáo để chăn dắt tín đồ.

Thờ ma quỷ

Đây là trường hợp thờ một đối thể không phải là người, ở một cõi giới khác nhưng lui tới nhân giới gieo sự kinh hoàng sợ hãi cho loài người, do đó thường gọi là tà ma ác quỷ. Ma quỷ thuộc ma giới đem sự thiệt hại đau khổ cho con người trong khi thiên thần thuộc thiên giới đem sự an vui thịnh vượng cho con người. Con người thuộc nhân giới thờ thiên thần để cầu phúc, đồng thời thờ ma quỷ để tránh họa.

Thờ Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đối với với bốn hạng xếp loại thờ vật thần, nhân thần, thiên thần và ma quỷ, người sơ tâm thiền học có thể xếp trường hợp thờ Phật vào hạng thờ nhân thần. Lý do: Đức Thích Ca Mâu Ni là con người, Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, con vua Tịnh Phạn Vương có tuổi thọ 80 (2624-2544 trước CN). Hơn nữa, chính Đức Thích Ca nói rằng Phật là người đã giác ngộ, chúng sanh là người chưa giác ngộ. Hai người đều bình đẳng như nhau vì cùng có bản thể giác ngộ, Phật đã tu nên giác ngộ còn chúng sanh chưa tu nên còn mê lầm chưa giác ngộ. Tên gọi thường dùng Phật Thích Ca Mâu Ni có nghĩa vị Phật mang dòng họ Thích Ca, một dòng họ đã cai trị một tiểu vương quốc tại Ấn Độ thời xưa, nay thuộc miền Nam Nepal. Mâu Ni là danh từ chung tiếng tôn xưng chỉ bậc đạo sư chánh trí. Danh xưng này để chỉ riêng một vị Phật có đời sống trần thế trên trái đất, phân biệt với các vị Phật khác không có sắc thân ở trên trái đất sống chung với nhân loại.Xét kỹ tường tận thì thờ Phật không giống những trường hợp thờ nhân thần như thờ gia tiên, những vị anh hùng dân tộc, những bậc thánh hiền đã kể ở trên. Đây có thể nói là một trường hợp thờ nhân thần đặc thù ở nhiều điểm, do đó có ý nghĩa rộng rãi và uyên thâm hơn. Người tín đồ thờ Phật cần phải am tường đầy đủ ý nghĩa hành vi lễ bái, như vậy mới tránh được những trở ngại trên đường tiến tu đạo pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm