Thứ ba, 07/06/2022, 07:54 AM

Sự thực hành

Ngồi thẳng lưng và để thân yên, hoàn toàn không động đậy. Sau khi đã ngồi yên, khép hay nhắm mắt lại. Tâm chúng ta giống như một ly nước bùn. Ta càng giữ cho ly nước bùn đứng yên, bùn càng lắng xuống đáy và nước sẽ được trong.

 Tương tự, nếu ta giữ thân yên, không động đậy, đặt tất cả sự chú tâm không phân tán vào đối tượng thiền quán, tâm ta sẽ lắng xuống và bắt đầu trải nghiệm các kết quả của thiền.

Chúng ta cần giữ tâm ở giây phút hiện tại. Giây phút hiện tại chuyển biến rất nhanh, nên người bình thường dường như không nhận thấy sự có mặt của nó. Mỗi khoảnh khắc là phút giây của các sự kiện và không có khoảnh khắc nào trôi qua mà không có sự kiện. Chúng ta không thể để ý đến khoảnh khắc mà không để ý đến sự việc xảy ra ngay trong thời khắc đó. Do đó, khoảnh khắc chúng ta cố gắng để quan tâm đơn thuần đến là giây phút hiện tại. Tâm ta sẽ đi qua một chuỗi sự kiện giống như một chuỗi hình ảnh đi qua máy chiếu. Một số hình ảnh phát xuất từ quá khứ và một số khác là do sự tưởng tượng của ta về các dự tính trong tương lai.

Thiền tỉnh thức với vô ngã

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tâm không thể nào tập trung mà không có đối tượng tâm linh. Do đó ta phải cho tâm một đối tượng mà lúc nào cũng có mặt. Một đối tượng như thế chính là hơi thở. Tâm không phải nhọc công mới tìm được hơi thở. Hơi thở ra vào ở mũi trong từng khoảnh khắc. Vì sự thực tập thiền quán xảy ra trong từng giây phút sống của ta, nên tâm sẽ rất dễ dàng tập trung trên hơi thở, vì hơi thở khác hơn mọi đối tượng là luôn có mặt.

Bắt đầu bằng ba hơi thở sâu. Sau đó, thở bình thường, để hơi thở vào ra tự nhiên, không gò ép và bắt đầu tập trung vào đầu mũi. Chỉ đơn giản chú tâm vào cảm giác của hơi thở vào ra nơi đó. Khi hơi thở vào hoàn tất và trước khi hơi thở ra bắt đầu, có một sự nghỉ ngắn. Hãy để tâm đến đó và để tâm đến sự bắt đầu của hơi thở ra. Khi hơi thở ra hoàn tất và trước khi hơi thở vào bắt đầu, có một sự nghỉ ngắn. Cũng để tâm đến đó. Có nghĩa là có hai đoạn nghỉ ngắn - một ở cuối hơi thở vào và một ở cuối hơi thở ra. Hai đoạn nghỉ này xảy ra nhanh đến độ có thể bạn không để ý đến sự xuất hiện của chúng. Nhưng khi có chánh niệm, ta sẽ nhận ra chúng. Đừng nói năng hay nghĩ tưởng điều gì. Chỉ đơn giản chú ý đến hơi thở vào ra mà không cần nói, “tôi thở vào”, hay “tôi thở ra”. Khi bạn tập trung vào hơi thở, hãy bỏ qua bất cứ tư tưởng, ký ức, âm thanh, mùi, vị, cảm giác và chỉ chú tâm hoàn toàn vào hơi thở, không có gì khác nữa.

Lúc bắt đầu, cả hơi thở vào và ra đều ngắn, vì thân và tâm chưa ổn định, hay buông thư. Hãy để ý đến cảm giác của hơi thở vào ra ngắn đó, mà không cần phải nói, “thở vào ngắn” hay “thở ra ngắn”. Khi ta tiếp tục chú tâm vào cảm giác của hơi thở vào ngắn, hơi thở ra ngắn, thân và tâm ta trở nên khá tĩnh lặng. Sau đó hơi thở của ta trở nên dài. Hãy để ý đến cảm giác của hơi thở dài như nó là, mà không cần phải nói, “hơi thở dài”. Sau đó hãy để ý đến cả quá trình thở từ bắt đầu đến cuối. Từ đó hơi thở trở nên vi tế, và thân tâm trở nên an tĩnh hơn trước đó. Hãy để ý đến cảm giác an tịnh này của hơi thở. Hơi thở được dùng làm điểm khảo chiếu quan trọng để kéo tâm lang thang trở về. Là điểm dựa trên đó ta có thể biết những sự thay đổi và gián đoạn không ngừng mà lúc nào cũng xảy ra như là một phần của sự suy nghĩ bình thường.

Có một ẩn dụ cho rằng hành thiền giống như thuần hóa voi rừng. Tiến trình thực hiện việc đó là cột con voi vừa bắt được bằng một sợi dây thật chắc. Khi bị cột như vậy, con voi không bằng lòng. Nó giãy giụa, giậm chân, trì kéo dây cột suốt nhiều ngày. Cuối cùng rồi nó cũng nhận ra là nó không thể thoát, đành chịu thua. Tới lúc đó, bạn có thể bắt đầu cho nó ăn và giao tiếp với nó với sự thận trọng. Dần dần bạn có thể vứt bỏ dây trói, cột gỗ, và huấn luyện voi làm một số trò. Lúc đó là bạn có một con voi đã được huấn luyện để làm những việc có ích. Trong ẩn dụ này, con voi rừng là tâm hoạt động buông lung, dây trói là chánh niệm và cột gỗ là đối tượng thiền của bạn, là hơi thở. Con voi thuần hóa trong quá trình này là tâm khéo được huấn luyện. Định tâm mà ta có thể sử dụng trong công việc vô cùng khó khăn là xuyên thấu nhiều lớp ảo tưởng che mờ thực tại. Thiền đã giúp thuần hóa tâm.

(Chuyển ngữ từ Practice, trích trong sách Start Here, Start Now)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm