Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 17/07/2023, 11:30 AM

Sự trầm tĩnh kỳ diệu của 1 vị xuất gia

Bạch Thế Tôn, thuở xưa, ngài Alàra Kàlàma đang đi trên đường. Rồi ngài bước xuống đường và ngồi xuống một gốc cây, không xa con đường để nghỉ trưa.

Bạch Thế Tôn, lúc ấy có khoảng năm trăm cỗ xe đi ngang qua gần ngài Alàra Kàlàma. Bạch Thế Tôn, có một người đi theo sau lưng đoàn xe ấy, đễn chỗ ngài Alàra Kàlàma và nói với ngài:

“Tôn giả có thấy khoảng năm trăm cỗ xe vừa đi qua không?”

– “Này Hiền giả, ta không thấy”.

– “Tôn giả có nghe tiếng không?”

– “Này Hiền giả, ta không nghe tiếng”.

– “Có phải Tôn giả đang ngủ không?”

– “Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ”.

– “Vậy có phải Tôn giả đang thức tỉnh?”

– “Này Hiền giả, ta đang thức tỉnh”.

– “Tôn giả đang thức tỉnh nhưng không thấy khoảng năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe thấy tiếng. Bạch Tôn giả, cái áo của Tôn giả cũng bị lấm bụi”.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

– “Này Hiền giả, phải, áo ta bị lấm bụi”.

Bạch Thế Tôn, người ấy liền tự nghĩ: “Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm tĩnh của vị xuất gia. Trong khi giác tỉnh, còn thức nhưng không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng”. Sau khi tỏ sự thâm tín đối với ngài Alàra Kàlàma, vị ấy từ biệt.

– Này Pukkusa, nhà ngươi nghĩ thế nào? Cái gì khó làm hơn, cái gì khó thực hiện hơn? Một người trong khi giác tỉnh, còn thức mà không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng. Hay một người đang giác tỉnh, còn thức, trong khi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, trong khi điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, mà không thấy, cũng không nghe tiếng?

– Bạch Thế Tôn, nói gì đến năm trăm cỗ xe này, cho đến hoặc sáu trăm, hoặc bảy trăm, hoặc tám trăm, hoặc chín trăm, hoặc một ngàn, cho đến trăm ngàn cỗ xe, cũng không thể so sánh được. Thật khó làm hơn, khó thực hiện hơn, một người đang giác tỉnh, còn thức, trong khi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, trong khi điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, mà không thấy cũng không nghe tiếng.

– Này Pukkusa, một thời, Ta ở Atumà, tại nhà đập lúa. Lúc bấy giờ trời mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Này Pukkusa, một số đông người từ Atumà đi ra đến tại chỗ hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết…Này Pukkusa, lúc bấy giờ Ta từ nhà đập lúa đi ra và đi qua đi lại ngoài trời, trước cửa nhà đập lúa, Này Pukkusa, có một người từ nơi đám đông ấy đi ra, đến chờ Ta, đảnh lễ và đứng một bên. Và Ta nói với người ấy đang đứng một bên:

– “Này Hiền giả, vì sao có số đông người tụ họp như vậy?”

– Bạch Thế Tôn vừa rồi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Do vậy mà có số đông người ấy tụ họp tại đây. Bạch Thế Tôn, lúc ấy Ngài ở tại chỗ nào?”

– “Này Hiền giả, lúc ấy Ta ở tại đây”. “Bạch Thế Tôn, Ngài không thấy gì cả sao?”

– “Này Hiền giả, Ta không thấy gì”.

– “Bạch Thế Tôn, Ngài không nghe tiếng gì cả sao?”

– “Này Hiền giả, Ta không nghe tiếng gì?”

– “Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang ngủ, phải không?”

– “Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ”.

– “Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang tỉnh thức phải không?”

– “Này Hiền giả, phải”.

– “Bạch Thế Tôn, Ngài đang tỉnh thức, nhưng trong khi trời mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết, nhưng Ngài không thấy, cũng không nghe gì”.

– Này Hiền giả, phải như vậy”.

Này Pukkusa, người ấy liền tự nghĩ: “Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm lặng của vị xuất gia, khi thức tỉnh, dầu có mưa tầm tã ào ào, điện quang chói lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết mà không thấy gì, không nghe gì hết”. Sau khi nói lên lòng tin tưởng ở nơi Ta, người ấy đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về phía Ta và từ biệt.

Trích Kinh Trường Bộ – Tập I – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (Mahàparinibbàna sutta)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Câu chuyện con thiên nga

Kiến thức 23:59 21/09/2024

“Khi ta bảo vệ người khác thì không bảo họ cũng theo, còn ác độc hãm hại người ta thì dù có dùng sức mạnh để bắt ép họ cũng không theo...”.

Nghiệp nhân của cõi súc sanh là gì?

Kiến thức 18:50 21/09/2024

Ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Khác biệt của ngu si nhiều đến vô số, chủng loại của súc sanh, quả báo của súc sanh ngàn vạn lần khác biệt, bạn không thể không biết.

Đọc tụng Kinh tốt nhất là đọc ra tiếng

Kiến thức 16:54 21/09/2024

Đọc tụng Kinh tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy?

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Xem thêm