Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sư trưởng giáo huấn tri ân

Hồi còn ngây ngô, con nhận thấy Thầy sống giản dị, thanh bạch mà vẫn có nụ cười an lạc thường trực trên nét mặt, không hiểu vì sao con đã liên tưởng ngay đến hạnh Bồ tát, vậy nên con đã lên chùa kính dâng Thầy cuốn sách viết về Bồ tát Quán Thế Âm

Ngôi chùa Phật giáo chính là mái trường dạy con người lối sống lương thiện, hy sinh cống hiến, dạy con người đạo đức chân thực. Người Việt Nam cần lắm những ngôi chùa và những phong tục thờ tự để hướng con người về cõi thiện, bớt tính ác, nhờ vậy tâm hồn con người không còn cằn cỗi nghèo nàn, sống hướng về cội nguồn với nhiều kỷ niệm. Bởi vậy nên từ ngàn đời đến nay, từ nông thôn đến thành thị trên mọi vùng miền dải đất chữ S đều có: 

“ Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông"
 
Ngôi chùa quê con là nơi nuôi dưỡng đức tin và sơ tâm Bồ đề trong con, kể từ sự ra đi của ông ngoại cách đây 3 năm. Từ đó đến nay, dù có đi nhiều chùa, lòng con vẫn luôn nhớ về ngôi chùa làng cổ kính mộc mạc của làng Quang Ốc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ở đó có người Thầy đầu tiên mà con được học hỏi, để rồi hạt giống Bồ đề được gieo vào tâm con.   
 
Ba năm trước, sống nơi thành thị nhiều niềm vui, con chưa quan tâm đến đạo Phật. Cho đến một ngày mưa gió lạnh thấu xương 27/01 Âm lịch 2011, ông con đột ngột từ trần ở quê nhà Hà Nam do tuổi cao sức yếu. Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến gia đình con gần như kiệt quệ vì hụt hẫng và đau buồn, trong lúc tang gia bối rối, cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc. Sư thầy Thích Đàm Hải chỉ đạo mọi người tiến hành cho ông nhập quan, tụng Kinh niệm Phật cầu siêu, không những vậy, Thầy ngồi bên bà an ủi đầy ân cần và chân thành rằng: “Cụ bà đừng khóc nhiều quá, cụ bà nên giữ gìn sức khỏe vì trời đang rất lạnh, cụ bà là chỗ dựa tinh thần duy nhất đối với con cháu hiện giờ. Cụ ông không vì bệnh khổ mà ra đi một cách nhẹ nhàng không đau đớn, không tiếc nuối trần gian như vậy gọi là chết tiên. Bởi con người bình thường không tránh khỏi quy luật lão bệnh tử. Cụ ông đang đi từ cuộc sống bình thường đến cõi Tiên hưởng phúc, bà nên nguôi ngoai mà cầu phúc cho ông”. Những lời trấn an đó của Thầy, mãi sau này học giáo lý, con mới biết đó là bố thí vô úy, nghĩa là an ủi động viên khi người khác buồn, vỗ về trấn an khi người lo lắng.
   
Nhà chùa từ bi lo việc tang lễ của tất cả dân làng dĩ nhiên không mong đợi báo đáp, Thầy không nhận tịnh tài cúng dàng của gia đình. Lúc con trẻ ngây ngô dâng quả cam cúng Thầy, thầy cười hỷ xả và nhận để con trẻ được phước. Mãi đến sau này học giáo lý, con hiểu rằng con người sau khi qua đời cần lắm sự hóa độ, cầu siêu, trợ niệm của các sư thầy, để có thể thoát khỏi đọa lạc tam đồ địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.

Ông ngoại con sinh thời từng mang tri thức giúp đỡ bao thế hệ tuổi trẻ gây dựng đất nước, và cư xử tốt đẹp hiền hòa trong cuộc sống, ông xứng đáng được hóa sinh lên cõi Trời hưởng phúc báu; vậy nên những giây phút cận tử nghiệp được thầy cứu độ bằng công đức bố thí vô úy đối với tang gia bối rối là cả một phúc lành.
 
Trong 49 ngày con ở quê để thọ tang ông, Thầy đã gieo vào tâm con hạt giống của sơ tâm Bồ đề, bởi những ngày tháng ấy con cảm kích và ngưỡng mộ màu áo nâu sòng dung dị luôn gần gũi đệ tử, Thầy thi thoảng ghé vào nhà bác họ đang là đệ tử Phật tại gia để thăm hỏi và chỉ dạy cho chúng con, con chưa quên được cảm  xúc bất ngờ được vấn an thầy đôi lần ở nhà bác. Bác họ con từ một người nóng nảy đã được đức độ của Thầy cảm hóa thành một Phật tử vui tính, hiền hòa. 
     
Trong 49 ngày, nỗi đau cách biệt người thân vẫn còn đau nhói lòng gia đình con, Thầy vẫn tranh thủ thời gian rảnh đến thăm hỏi và động viên mọi người. Sự hiện diện của Thầy đến cùng đức độ tu hành thanh tịnh đã làm không khí trong nhà tự nhiên nhẹ nhõm, an lạc một cách kì diệu.
     
Hồi đó tâm trí con còn non nớt, nên lúc trước được thầy dạy, tuy lúc ấy chưa hiểu rõ lắm, nhưng đến giờ con ngày càng thấm nhuần hơn những lời dạy sâu sắc đó: “ Hiền – Ngu sẽ được vui vẻ, bình yên:

Ta ngu ta cứ cười khì
Không tranh, không hại, không gì vấn vương
Ta ngu tỏa rộng tình thương
Ta không tham chấp gạt lường điêu toa
Ta ngu ta sống thật ta
Ta ko biết sống ba hoa dối lừa
Ta ngu luôn học hỏi thưa
Ta không ngã mạn nói bừa nói ngông
Ta ngu tâm ta trống không
Ta không mưu tính nên lòng thảnh thơi
Ta ngu ta cứ mỉm cười
Tâm ta rộng mở rạng ngời bình an
Ta ngu ta chẳng mơ màng
Ta đi thong thả nhẹ nhàng thong dong
Ta ngu ta có tấm lòng
Ta không tiền của sáng trong tâm mình
Ta ngu ta sống chân tình
Ta ko dua nịnh để thành tiểu nhân
Ta ngu tâm trí sáng trong
Từ bi hỷ xả trong lòng mênh mông
Ta ngu thoát khổ luân trầm
Không còn trôi nổi lông bông sáu đường
Ta ngu sống đạo chân thường
Tín tâm tâm sáng ngát hương diệu kì
Bạn ơi bạn hãy ngu đi
Ngu rồi bạn sống thảnh thơi
Ngu rồi bạn sống rạng ngời bình an”
 
Để ngu được như thế, con cần phải tự quán mình chỉ như một tấm giẻ chùi chân, người ta muốn dẫm đạp dày xéo lên mình cũng hoan hỷ, miễn sao chân người ta được sạch.”
     
Thầy đã bằng thân giáo và khẩu giáo để sách tấn con tu hạnh Nhẫn nhục rồi phát triển lòng từ. Vì thầy không những không nề hà Phật sự đa đoan để hóa độ dân làng sống tốt hơn, mà còn trải qua hơn 20 năm đồng hành cùng người dân “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên ruộng đồng.

Đó là tâm nguyện tự lợi – lợi tha của Thầy, thầy muốn tự sống độc lập bằng những hạt thóc do chính mình một nắng hai sương làm ra; không chỉ vậy, dường như Thầy cũng muốn sát cánh cung các bác nông dân trong nghiệp nhà nông, để họ hiểu nhà Phật luôn đồng cảm với sự vất vả của họ:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hồi còn ngây ngô, con nhận thấy Thầy sống giản dị, thanh bạch mà vẫn có nụ cười an lạc thường trực trên nét mặt, không hiểu vì sao con đã liên tưởng ngay đến hạnh Bồ tát, vậy nên con đã lên chùa kính dâng Thầy cuốn sách viết về Bồ Tát Quán Thế Âm, “ vì con thấy Thầy giống như Bồ tát vậy”, Thầy chỉ cười và vỗ nhẹ lên má con “ Này thì Bồ…tát này!”
     
Thời gian thọ tang 49 ngày ông ngoại sắp qua đi, con sẽ phải trở lại thành phố để quay về với công việc bộn bề. Cũng lúc ấy, đức tin và sơ tâm Bồ Đề của thanh niên trẻ đang trong sáng nhất. Con thỉnh thầy dạy con “ làm thế nào để con đi tu được như Thầy”. Thầy khuyên con một cách thẳng thắn không phải suy nghĩ rằng con nên vào Nam để đi tu, chùa nào cũng có Phật cả, song một người có tính cách như con nên bay ra vào Nam mới lên cao được, phải tự lập hoàn toàn với người quen thân thích mới tu tiến được”.
     
“Mặt trăng có thể nóng lên, mặt trời có thể lạnh lại, lời dạy của Như Lai không bao giờ sai”. Đi tu mà kham nhẫn được như Thầy là quý lắm, bởi vậy Thầy là Ni giới mà Thầy cũng là Tăng Bảo –  đại diện cho Phật Bảo và là một thể thống nhất của Ba ngôi Báu đáng kính:

“ Pháp của Phật khai nguồn tuệ giác
Ánh hòa quang rạng tỏa Bồ đề
Ân điển Thầy truyền pháp Như Lai
Cứu nhân loại thoát vòng tham ái”
                                                                 
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Phật giáo thường thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Phật giáo thường thức 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Thực hiện ước mơ

Phật giáo thường thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Chủ động tìm kiếm bạn đường hay để tùy duyên phận?

Phật giáo thường thức 12:35 26/04/2024

Hỏi: Khi đến lúc phải lập gia đình, tìm một người đi cùng mình để trải nghiệm bài toán cuộc đời thì lúc đó mình nên đi tìm kiếm, hay chỉ đơn giản là cầu nguyện và để pháp tự vận hành. Con rất mong nhận được câu trả lời của Thầy.

Xem thêm