Ta có thể làm gì để giúp người trong bão lụt?
Đây là bài chia sẻ của Thầy Pháp Sĩ từ tu viện Mộc Lan (Batesville, Mississippi, Hoa Kỳ) - là một tu viện vừa là một Trung tâm Thiền tập Chánh niệm theo truyền thống của Làng Mai, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập năm 2005. Phatgiao.org.vn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Mình có rất nhiều cách để giúp người trong cơn hoạn nạn. Tình thương trong chúng ta được biểu hiện qua các hình thức đóng góp hiện tài, hiện vật, công sức, cứu trợ, v.v...
Việc làm này sẽ rất tốt nếu trong điều kiện và khả năng của mình. Nhưng đó là việc mà có rất nhiều người làm được. Nhưng cũng có thể là làm trong khổ đau, hơn thua, chê trách, hờn giận và sự ích ký.
Người có chánh niệm khi thể hiện tình thương sẽ biết cách lắng dịu cảm xúc. Sẽ không để mình trở thành nạn nhân của khổ đau đang có trong lòng mình và trong lòng người khác. Hành động chỉ vì tình thương, mà không phải vì để khẳng định giá trị cá nhân, hoặc tìm kiếm dấu ấn hiện hữu của bản ngã.
Trong trường hợp mình đang có dự tính chi tiêu mua sắm, nếu không thật sự cần thiết thì nên tiết kiệm một chút để ủng hộ phần tịnh tài đó cho mục đích cứu trợ nạn nhân vùng lũ.
Hoặc sẽ tìm tới những giải pháp cứu giúp hiệu quả. Nhiều người thì ra tận nơi để giúp bà con.
Nhưng không phải ai đi ra đó là đều có thể giúp được.
Mình cũng có thể ở tại tư gia, hoặc đến với Tăng thân, tổ chức buổi lễ tưởng niệm bằng chương trình tu học cụ thể. Trong chương trình đó có lễ dâng hương, lạy Bụt, đọc kinh, thiền tọa, chế tác năng lượng Chánh niệm mà cầu nguyện sự gia hộ của chư vị Bồ-tát đang có mặt khắp mười phương.
Các vị đang có mặt trực tiếp ngoài bão lũ để cứu giúp nạn nhân là hình ảnh đại diện của Bồ-tát. Nếu chúng ta đang ở nhà mà phát nguyện hành trì cụ thể, buông bỏ giận hờn, cũng là hành động yêu thương của Bồ-tát.
Máu chảy ruột mềm, khi đồng bào gặp biến cố bão lũ, sự khổ đau thống thiết không chỉ xảy ra cho người trong cuộc, mà còn xảy ra trong tâm hồn của chúng ta.
Những tin tức thời sự, cảm xúc xã hội, đã khiến mình cần phải làm điều gì đó, để tình thương trong trái tim trở thành hành động cụ thể. Mà cụ thể nhất là chuyển hóa những thói quen đưa tới khổ đau đang có mặt trong mình.
Vì thế, ngoài tịnh tài, tịnh vật, những ai không có khả năng về tịnh tài thì cũng có thể hồi hướng bằng hành trì năng lượng tu tập.
Năng lượng chánh niệm thắp sáng ý thức đời sống có từ bi với cộng đồng. Sự hành trì chánh mạng, chánh nghiệp, mới có đủ sức mạnh để hạn chế dần lối sống tiêu thụ, phí phạm và sự tàn phá môi trường.
Đây là điều mà mình có thể làm được với tư cách là một hành giả. Để chuyển hóa cảm giác bất lực, khổ đau, vì cảm xúc khổ đau chung của xã hội.
Trong tâm thức của chúng ta, có thể đang có những trận bão cảm xúc xảy ra, khi đối diện với những vấn đề đau thương. Vì vậy, cần có những phương pháp hành trì Chánh niệm cụ thể để giúp mọi người. Ít nhất và trước hết là giúp cho chính mình và gia đình mình.
Các hành giả Chánh niệm cần quán chiếu để nhìn rộng hơn về những tai nạn đang xảy ra, là một phần đến từ thái độ sống và cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên và đất mẹ.
Khi nhìn thấy điều này, không phải để lên án và để chê trách. Mà để tự nhắc mình biết thương yêu và sống có trách nhiệm với cuộc đời. Có thể những việc mình làm còn nhỏ bé, chưa được ai biết tới, nhưng nếu việc làm đó có phẩm chất Chánh niệm, thì đó là hành động giác ngộ. Đã có một ít giác ngộ trong đời sống là một may mắn lớn nên không còn nhu cầu ai phải ghi nhận công lao.
Sự phát nguyện rất cần thiết để làm mới trở lại cách mà chúng ta đã sống và ứng xử có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Lan tỏa sự thực tập chánh niệm cho xã hội, điều đó phải bắt đầu từ đời sống có chánh niệm của bản thân.
Đây là hành động yêu thương thiết thực, gần với giáo pháp. Bất cứ khổ đau nào, khi có ý thức từ bi, thì khổ đau đó sẽ làm chất liệu nuối dưỡng tỉnh thức.
Và đây là việc làm rất có ý nghĩa để hồi hướng cho các nạn nhân vùng bão lũ. Tình thương chân thật luôn cần tới sự chuyển hóa phiền não thì tình thương đó mới có tác dụng chữa lành cho môi trường sống của chúng ta.
1. Phát nguyện ăn cơm trong ý thức tĩnh lặng, với niềm biết ơn và trân trọng.
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện, nước.
3. Thiền hành, thiền tọa và buông thư nhiều hơn. Đừng để cho cơ thể mình quá căng thẳng.
4. Tập nói lời ái ngữ và trân trọng người thương, bạn bè, đối tác, cộng sự.
5. Giận thì nên giữ im lặng, tìm chỗ yên vắng ngồi xuống thở và thư giãn.
6. Tiết kiệm chi tiêu và mua sắm. Không ăn những thức ăn và thức uống tàn phá cơ thể.
7. Quán chiếu cuộc đời là vô thường, để có khả năng buông xuống giận hờn, có khả năng tha thứ và trân quý sự sống.
8. Hạn chế ăn thịt cá, để tâm thức nuôi dưỡng lòng thương yêu nhiều hơn.
Với sự thực tập này, mình sẽ có hạnh phúc và bình an. Chúng ta có may mắn vì được sống trong vùng an toàn. Dù có thể vẫn còn khổ đau, nhưng khổ đau đó là rất ít nếu so với khổ đau của đồng bào trong cơn bão vừa qua.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm