“Ta”, “của ta” khiến chúng ta sanh tử luân hồi đời đời kiếp kiếp
Trên đời này, không những “Của ta” là giả, không thật, mà “Ta” cũng là giả, đến thân còn không thể có được, thì làm gì còn có “của ta”?
Bạn thật có thể buông xả cái này thì tín tâm của bạn mới thật thanh tịnh, nguyện tâm của bạn mới thật khẩn thiết.
Phật nói cái thân này không phải là ta, thân là cái mà ta sở hữu. Nếu thân này là ta, thì khi thân chết rồi ta cũng chết theo luôn. Vậy ai đi đầu thai, ai đi vãng sanh?
Cho dù là luân hồi lục đạo cũng không phải là cái thân này đi luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng không phải là cái thân này đi vãng sanh. Vì thế thân chắc chắn không phải là ta, thân là cái mà ta sở hữu thôi. Giống như quần áo vậy, quần áo là cái mà ta sở hữu, quần áo không phải là ta…
Cho nên, ta bỏ thân, thọ thân trong lục đạo luân hồi giống như mặc quần áo, cởi quần áo vậy. “Thân kiến” xem thân là “Ta”, đây là kiến giải sai lầm. Bồ Tát khởi tâm động niệm không nghĩ cho bản thân, mà nghĩ cho tất cả chúng sanh, không có “Ta”, không có “của ta”, niệm niệm đều nghĩ đến chúng sanh, niệm niệm đều nghĩ đến Phật pháp. Không có ý nghĩ cho riêng mình, nếu có ý nghĩ thì liền nghĩ làm sao lợi ích cho chúng sanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ; làm sao để phát dương quang đại Phật pháp, độ khắp chúng sanh.
Chấp thủ thân này là cội nguồn khổ đau
“Ta” và “Của ta” không cần đoạn, tự nhiên sẽ không có. “Vô nhiễm thanh tịnh tâm” tức là tâm thanh tịnh không nhiễm , không cần tu tự nhiên sẽ hiện tiền.
Đối với bản thân phải thanh tịnh, đối với người khác phải từ bi, phải bình đẳng. Bạn chỉ cần làm như vậy, thì Bồ đề tâm sẽ hiện tiền. Lâu dần sẽ quên mất cái “ Ta”, dần dần nhập vào được cảnh giới tốt đẹp. Ngày nay tại sao không phát được bồ đề tâm? Chính là khởi tâm động niệm thì trước tiên chỉ nghĩ đến ta, lợi ích của ta, chỗ tốt hay của ta, nên vĩnh viễn không thể phát bồ đề tâm được. Tại sao không sửa đổi lại suy nghĩ, khi khởi tâm động niệm liền nghĩ đến tất cả chúng sanh?
Ngày nay những chúng sanh này khổ như vậy, nên sanh ra cái ý nghĩ hoằng dương Phật pháp giúp đỡ hết thảy chúng sanh, đấy là thật sự phát Bồ đề tâm.Trên đời này, không những “Của ta” là giả, không thật, mà “Ta” cũng là giả, đến thân còn không thể có được, thì làm gì còn có “của ta”?
Bạn thật có thể buông xả cái này thì tín tâm của bạn mới thật thanh tịnh, nguyện tâm của bạn mới thật khẩn thiết. Điều này đối với việc cầu sanh Tịnh độ, sẽ có hỗ trợ mang tính quyết định, có lợi ích chân thật. Quên “Ta” đi, không có “Ta”; đương nhiên lại càng không có cái của ta, càng không nên để những thứ này trong tâm.
Tài sản của ta, quyến thuộc của ta, vinh dự của ta, lợi ích của ta hễ cái gì của ta, phụ thuộc vào ta, thì đương nhiên càng phải buông xả. Có thể xả ly “Ta” và “Của ta” thì niệm của bạn sẽ chánh, tâm sẽ thành.
Có “Ta” thì sẽ kèm theo “của ta”, cái mà ta sở hữu, đây là nguồn gốc của lục đạo luân hồi, làm chướng ngại tu hành chứng quả, đạo lý là ở đây. Thật sự giác ngộ, thật sự hiểu rõ thì phải nên buông xả, thì chứng quả Tu Đà Hoàn.
Kinh Vô Lượng Thọ là nhất Thừa viên giáo rốt ráo. Nếu có thể tin nhận và làm theo thì sẽ chứng được quả vị Bồ Tát sơ tín, chứng được vị bất thoái… “Ta”, “Của ta” làm hại chúng ta sanh tử luân hồi đời đời kiếp kiếp, chướng ngại thành tựu đạo nghiệp của chúng ta. Cổ Đại đức, những người thật sự giác ngộ đều bỏ sạch sành sanh mấy thứ này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Mỗi ngày ăn cái gì?
Kiến thức 14:02 28/12/2024Ăn được cũng chưa phải là thực ăn, vì có ăn hay không ăn đều là vấn đề sanh diệt. Nếu không ăn mà ăn, ăn mà không ăn, đó là từ hữu vi đạt đến vô vi, từ có tướng đạt đến vô tướng, từ sanh diệt đạt đến không sanh diệt.
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Xem thêm