Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/02/2018, 23:13 PM

Tái hiện lễ dựng nêu tại Hoàng cung Đại Nội Huế

Hình ảnh cây nêu từ bao đời nay đã được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên Đán đối với người dân Việt.

Cây tre được chọn phải cao lớn, thẳng đều và đẹp dùng để dựng nêu.
Ngày 20/1, (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng, tái hiện nghi lễ Thướng Tiêu (dựng cây nêu) tại Thế Miếu và điện Long An theo phong tục cung đình xưa của Triều Nguyễn. Buổi lễ đã thu hút được đông đảo công chúng và khách du lịch tham gia, tạo không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên Đán Mậu Tuất sắp đến.
Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung.
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày tết người ta làm lễ “Thướng Tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày tết đã tới. Ban đầu là để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
Các nghi thức được cử hành nghiêm trang.
Nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng, đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. Tại Thế Miếu, hương án, lễ phẩm cùng đội Đại nhạc và các bồi tự đã chờ sẵn. Các nghi thức lễ như nghinh thần, khánh hạ lần lượt được cử hành.Khi cây Nêu được dựng lên, đầu ngọn nêu được treo ấn, tín, văn phòng tư bảo, biểu trưng của việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi trong những ngày Tết
Sau phần lễ, những lính vác tiến hành dựng nêu.
Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, hình ảnh cây nêu vươn mình đón nắng biểu thị cho sức sống xuân đang trỗi dậy trong mỗi người dân Việt. Đó là những ý nghĩa tốt đẹp mà tư xa xưa, ông cha đã truyền lại cho thế hệ con cháu hôm nay.

Phùng Hà - Đăng Hậu
Nguồn: http://www.phapluatplus.vn/tai-hien-le-dung-neu-tai-hoang-cung-dai-noi-hue-d63620.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm