Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/04/2023, 09:11 AM

Tại sao hoả táng người mất về báo mộng kêu nóng và cần xử lý thế nào?

Hỏi: Kính bạch Thầy! Bác hàng xóm nhà con kể rằng: Ngày trước mẹ bác mất, gia đình bác đã đem bà đi hỏa táng. Một thời gian sau, có nhiều đêm bác ngửi thấy mùi rất khét, rồi bà về báo mộng cho bác là bà rất nóng, nên bác nghĩ rằng mình đã bất hiếu với bà.

Vậy nên bác khuyên mọi người nếu nhà ai có người mất thì nên chôn cất, không nên hỏa táng vì người mất sẽ khổ. Nhưng con nghĩ sau này đất chật người đông thì làm thế nào? Con vẫn thật băn khoăn về việc hỏa táng khiến người mất bị nóng nên con xin được Thầy giảng cho con biết quan điểm của nhà Phật trong việc này ạ. Con xin cảm ơn Thầy. 

Trong nhiều năm gần đây, việc hỏa táng được phổ biến ở Việt Nam (ảnh minh họa)

Trong nhiều năm gần đây, việc hỏa táng được phổ biến ở Việt Nam (ảnh minh họa)

Thầy Thích Trúc Thái Minh trả lời:

Tục hỏa táng người chết đã xuất hiện từ rất lâu, trước thời Đức Phật và chính Đức Phật của chúng ta cũng hoả táng. Cho đến ngày nay, việc hỏa táng bắt đầu phát triển, nhiều gia đình tiến bộ họ đã tự nguyện ghi di chúc cho con cháu sau khi chết sẽ mang đi hỏa táng. Tuy nhiên, có một số trường hợp nói nằm mộng thấy người thân của mình về kêu nóng.

Chuyện đó là có. Do chúng ta giải quyết phần tâm linh không tốt, khiến cho phần thần thức của vong linh sinh ra sự chấp trước vào thân xác, mến tiếc thân xác này. Khi họ nghĩ thân xác này là của mình mà đem vào cái lò thiêu thì sẽ thấy nóng. Cũng như chiếc đồng hồ của chúng ta đang đeo mà rơi xuống đất, sau đó người khác giẫm vào thì chúng ta đau xót lắm, bởi đó là đồng hồ của mình, gọi là đồng tiền của cải luôn đi liền với khúc ruột. 

Vậy nên, để xử lý tốt việc hỏa táng thì đối với người trước khi mất, nếu họ tự giác ngộ, tự nguyện là tôi hỏa táng thì không sao; nhưng nếu họ chưa hiểu thì chúng ta phải khai thị cho họ biết rõ quan niệm giữa thân và thần thức có thể rời nhau để họ không chấp vào thân. Hoặc là khi người đã mất rồi, chúng ta cũng khai thị cho vong linh để cho vong linh không chấp mắc vào thân.

Vì chúng ta đã quen với tập tục địa táng từ lâu; cho nên việc giải quyết khâu tư tưởng đối với người trước khi mất và đối với vong linh người mất là việc rất quan trọng. Và trong những năm qua, chư Tăng chùa Ba Vàng đi làm lễ các đám tang thì chư Tăng đều khai thị cho vong linh người mất để họ không chấp trước vào thân xác thì việc hỏa thiêu là bình thường.

Như vậy, bác này nói là người chết mà đem hỏa táng sẽ bị nóng, sẽ rất khổ là không đúng. Đó là khi vong linh chấp trước vào thân xác, còn khi vong linh đã hiểu và giác ngộ thì không có vấn đề gì xảy ra. 

(Trích lời Thầy Thích Trúc Thái Minh trong video “Theo Đức Phật Chết Rồi Nên Chôn Hay Thiêu?”)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Xem thêm