Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tại sao vòng tràng hạt có 108 hạt?

Có một số người hỏi: Tại sao xâu chuỗi thường kết 108 hạt mà không phải 107 hay 109 hạt, con số 108 hạt có ý nghĩa gì?

Audio

Xâu chuỗi (chuỗi tràng hạt, chuỗi vòng) thường kết thành 108 hạt là sở dĩ có con số 108, vì người ta đem 6 căn, 6 trần và 6 thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18) rồi nhân cho 6 món căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành ra có con số là 108 (18 x 6 = 108).

Tuy nhiên, ở đây, xin được giải thích thêm một chút về con số 108 tượng trưng như sau: Trong Khế kinh Đức Phật có dạy, sở dĩ chúng sinh cứ trôi lăn mãi trong vòng sinh tử luân hồi, gốc từ nơi vô minh mà vô minh có là gốc từ ở nơi căn, trần và thức, thường gọi chung là “Thập bát giới”. Kế đến nếu xét kỹ, thì chúng ta thấy, lỗi là ở nơi căn và thức, chứ trần (6 trần cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) không có lỗi gì cả, vì chúng chỉ là đối tượng nhận thức của căn và thức mà thôi. Khi căn (tức 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc với trần (6 trần nói trên) khởi thức (6 thức nói trên) phân biệt. Khi ý thức phân biệt lại cộng thêm 6 món căn bản phiền não vào.

Chuỗi vòng trầm hương 108 hạt. Ảnh: VatphamPhatgiao.com

Chuỗi vòng trầm hương 108 hạt. Ảnh: VatphamPhatgiao.com

Nói rõ hơn là 6 món căn bản phiền não nói trên, chúng hợp tác cùng chung làm việc với Ý thức một cách rất chặt chẽ, đắc lực, nên mới có phân biệt tốt xấu, rồi sinh tâm yêu ghét. Sự yêu ghét phát sinh là gốc từ ở nơi tham, sân, si. Đây là đầu mối của vô minh phiền não (vọng tưởng). Từ đó, mới tạo nghiệp để thọ khổ.

Nếu nói cách khác: Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật có nêu ra: “luân hồi hay giải thoát, gốc từ ở nơi 6 căn mà ra”. Như vậy, cho chúng ta thấy rằng, ba thứ nầy rất quan trọng mà mỗi hành giả chúng ta cần phải thẩm sát thật kỹ để đoạn trừ phiền não. Muốn đoạn trừ phiền não, thì hành giả chúng ta cần phải có phương tiện, hay một pháp môn hành trì, tu tập.

Đối với người tu Tịnh Độ thì Phật Thích Ca đều dạy cần phải niệm Phật. Pháp môn niệm Phật, để đi đến nhất tâm, thì bước đầu cần phải có phương tiện để buộc tâm. Phương tiện đó, ngoài câu niệm Phật ra, còn cần phải có thêm tràng hạt để lần từng hạt mới tốt.

(*) Tác giả là Ni sư, TS Thích Nữ Đồng Hoà, Uỷ viên Thường trực Ban TTTT TW, Trụ trì Chùa Tăng Phúc (27 phố Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Phật giáo thường thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Phật giáo thường thức 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Phật giáo thường thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Phật giáo thường thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Xem thêm