Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/02/2021, 11:00 AM

Tầm quan trọng của đạo đức và tri thức

Mỗi gia đình Phật tử, ngoài việc đầu tư cho con cái học tập tri thức, tiếp cận với tiến bộ của khoa học ngày càng hiện đại còn rất cần phải dạy dỗ, uốn nắn con cái những quy tắc đạo đức làm người mà Đức Phật đã dạy.

 Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Ông cha ta từng nhấn mạnh vai trò của việc học chữ và đạo đức, lễ nghĩa của trò đối với thầy qua bài ca dao mộc mạc mà ý tình như được chắp cánh bay cao:

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,

Công cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng cao.

Muốn sang thời bắc Cầu Kiều,

Muốn con hay chữ, thời yêu lấy thầy.

Cũng nói về vấn đề này, Người Nga đã so sánh rất thú vị về vẻ đẹp của con công và giá trị học vấn con người: “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”. Bàn về vẻ đẹp, giá trị của tri thức thì không biết bao nhiêu giấy mực cho vừa. Trong lịch sử tiến hoá của nhân loại, từ sơ khai cho đến nay, phát minh khoa học cùng những thành quả sáng chói của nó đã đưa nhân loại đến thời kỳ vàng son của tối tân hiện đại. Nhờ tư duy và tri thức khoa học mà con người có thể làm được những điều tưởng chừng không thể như cấy ghép tủy chữa trị thành công bệnh ung thư hay đặt chân đến mặt trăng, tính toán cho sự sống tương lai của mình ở Sao Hỏa nếu một ngày Trái đất diệt vong. Đáng trân trọng hơn cả là khoa học kỹ thuật góp phần lớn giải phóng sức lao động của con người và vật bằng máy móc hiện đại với năng suất lao động cao gấp nhiều lần.

Phật giáo cho rằng sự hiểu biết chính là sự hài hòa giữa yếu tố bên trong chính nó – đạo đức và yếu tố bên ngoài về đời sống xã hội – tri thức khoa học.

Phật giáo cho rằng sự hiểu biết chính là sự hài hòa giữa yếu tố bên trong chính nó – đạo đức và yếu tố bên ngoài về đời sống xã hội – tri thức khoa học.

Đạo đức người thầy trụ trì – niềm tin Phật tử

Vì vậy, mỗi con người sinh ra đều được cha mẹ định hướng đi con đường tương lai học vấn để sau này giúp ích cho đời, làm chủ cuộc đời. Sự hiểu biết, trình độ chuyên môn của mỗi người được học tập một cách bài bản ở trường, lớp và thế giới xung quanh giúp con người lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp để có thu nhập trang trải cho cuộc sống bản thân, lo cho gia đình và thỏa mãn niềm đam mê. Như vậy, có thể nói tri thức là một phần cấu thành nên giá trị của mỗi người và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, ngày một văn minh, tiến bộ.

Đạo đức và tri thức

Đạo đức – tri thức tồn tại song song với nhau trong con người cũng như ngày – đêm, nắng – mưa của vũ trụ. Đạo đức là những hạt châu báu tô hồng giá trị tâm hồn cao đẹp thiêng liêng của con người. Ca dao, dân ca Việt Nam dành phần lớn ca từ cho giá trị cao đẹp ấy như: “Ở hiền thì lại gặp lành, Những người nhân đức trời dành phần cho”, “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… Người xưa từng dựa vào đạo đức để đánh giá, nhìn nhận một con người: “Thức lâu, mới biết đêm dài, Ở lâu, mới biết là người có nhân; thậm chí sâu sắc hơn, dân gian đưa đạo đức vào cả trong tiêu chí gả chồng cho con gái: “Tìm nơi có đức gửi thân”.

Nói về đạo đức theo quan điểm Phật giáo trước tiên phải đề cập 4 loại hạnh phúc sau:

Hạnh phúc khi có được tài sản sở hữu hợp pháp.

Hạnh phúc của sự hưởng thụ hợp lý tài sản ấy.

Hạnh phúc của sự không vướng mắc nợ nần của ai.

Hạnh phúc của sự không có tội lỗi (tâm hồn trong sáng, thanh thản)

(Kinh Tăng Chi, chương 4 pháp).

Hạnh phúc thứ 4 được coi là căn bản và cao nhất do yếu tố đạo đức chi phối hoàn toàn. Nếu hạnh phúc tinh thần này không có mặt thì 3 loại hạnh phúc trên trở nên vô nghĩa. Một người có nhiều tội lỗi không thể sống hạnh phúc được, ngược lại một người không gây tạo tội lỗi thì có thể sống hạnh phúc, nghĩa là tâm hồn thanh thản, lương tâm trong sạch không có lo âu sợ hãi, ân hận. Một người như vậy phải là một người sống có đạo đức, sống không bị sự chi phối, thúc bách bởi tham lam, sân hận và tà kiến. Phật giáo quan niệm hạnh phúc của con người đều xuất phát từ nền tảng đạo đức. Chẳng phải do đồng quan điểm ấy mà Einstein đã phát biểu rằng:

Tại sao cái nền khoa học ứng dụng nguy nga lộng lẫy ấy, – tiết kiệm sức lao động và làm cho đời sống được dễ dàng hơn, – lại mang đến cho chúng ta quá ít hạnh phúc như vậy? Câu trả lời là: Bởi vì chúng ta chưa học cách sử dụng nó theo lương tri. 

Mỗi Phật tử hãy dùng tri thức, tư duy để làm giàu và sống đạo đức để được hạnh phúc.

Mỗi Phật tử hãy dùng tri thức, tư duy để làm giàu và sống đạo đức để được hạnh phúc.

Vai trò của tri thức và sáng tạo trong quá trình thành đạo của Đức Phật

Bên cạnh đó, Phật giáo cho rằng sự hiểu biết chính là sự hài hòa giữa yếu tố bên trong chính nó – đạo đức và yếu tố bên ngoài về đời sống xã hội – tri thức khoa học. Giáo dục Phật giáo đặc biệt chú ý tới trí tuệ (Wisdom) chứ không phải chỉ dừng ở kiến thức (Knowledge) và tình thức (tức là cái năng lực xúc cảm, tâm linh) của mỗi cá nhân. Như vậy, có thể hiểu tri thức trong quan điểm của Phật giáo không chỉ đơn thuần là kiến thức khoa học mà còn là chánh tư duy nhìn nhận mọi sự vật, sự việc một cách hợp lý bằng con đường tu tập – bát chánh đạo để đạt tới đỉnh “trí tuệ”. Đó chính là bản chất cuộc sống hạnh phúc và có đạo đức là có cuộc sống hạnh phúc.

Xã hội hiện đại ngày nay có không ít người quá xem trọng về đời sống vật chất dẫn đến đánh đồng tri thức với đạo đức, chỉ quan tâm giáo dục tri thức cho con và mặc định rằng cứ có kiến thức, bằng cấp là được nể trọng, được một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Người ta cho con học tiếng Anh trước khi trẻ biết hết tiếng Việt; có không ít gia đình ép con học từ sáng đến tối đêm với đủ môn: vẽ, đàn, hát…, phục vụ con cái từ A đến Z mặc dù chúng đã có thể tự lập và đáp ứng tất cả các yêu cầu về vật chất của con như: điện thoại xịn, xe đẹp, máy tính bảng… mà quên đi việc giáo dục con trẻ “cách làm người”. Sự dạy dỗ nuông chiều đó chính là mầm mống tạo ra con người như một “cỗ máy vô cảm” trong tương lai với thói ích kỷ, ỷ lại và là nguyên nhân sâu xa khiến các em đánh mất mình, sa vào tệ nạn xã hội… Ngày nay toà án các cấp thường xuyên xét xử các vụ đại án tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến con số ngàn tỷ đều là giám đốc công ty A, trưởng phòng ngân hàng B… Họ đã dùng kiến thức, hiểu biết của mình để trục lợi từ mồ hôi, nước mắt của người khác phục vụ cho đời sống hưởng thụ phi pháp. Tất nhiên, các sai phạm đó không sớm thì muộn đều bị phát hiện và trả giá. Như vậy, chúng ta thấy một sự thật là nếu con người không lo xây “bức thành trì đạo đức” thì tri thức trở thành con dao hai lưỡi làm hại chúng ta.

Giá trị và tầm quan trọng của đạo đức và tri thức

Như vậy, giá trị của một con người cần phải đảm bảo cả 2 yếu tố tri thức và đạo đức mà chúng ta thường gọi ngắn gọn như một mệnh đề là “tài” và “đức”. Tài là tài năng, kiến thức, hiểu biết, kĩ năng giúp con người hoàn thành tốt công việc; là khối óc tư duy đầu tư cho khoa học, đem đến sự tiến bộ, thịnh vượng cho dân tộc, nhân loại. Đức chính là đạo đức, trách nhiệm, là tư cách, tác phong làm việc, là lòng nhiệt tình với khát vọng chân, thiện, mĩ… xuất phát từ nền tảng cơ bản nhất – “thiện”. Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, pháp luật, dám đấu tranh với sai lầm, đặt lợi ích tập thể lên trước lợi ích cá nhân. Người có tài mà tài năng ấy lại dùng vào mưu cầu lợi ích riêng tư cá nhân bằng mọi thủ đoạn thì sẽ làm hại cho xã hội. Nếu một người có tri thức mà luôn tu dưỡng đạo đức sẽ có cuộc sống hạnh phúc và góp phần xây dựng xã hội tiến bộ và lành mạnh.

Đạo Phật luôn đề cao an lạc và hạnh phúc tinh thần, đó là một cuộc sống đạo đức cao đẹp mang tính hướng thượng, đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Đạo Phật luôn đề cao an lạc và hạnh phúc tinh thần, đó là một cuộc sống đạo đức cao đẹp mang tính hướng thượng, đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Tăng ni trẻ trên đường học vấn và tri thức

Mỗi Phật tử hãy dùng tri thức, tư duy để làm giàu và sống đạo đức để được hạnh phúc. Muốn có đời sống quân bình như vậy, ngoài việc học tập tri thức, tích lũy kinh nghiệm, Phật tử phải luôn tu dưỡng đạo đức từ những lời dạy quý báu của Đức Phật mà cơ bản nhất là 5 điều: không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu để luôn làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ của cuộc đời. Mỗi gia đình Phật tử, ngoài việc đầu tư cho con cái học tập tri thức, tiếp cận với tiến bộ của khoa học ngày càng hiện đại còn rất cần phải dạy dỗ, uốn nắn con cái những quy tắc đạo đức làm người mà Đức Phật đã dạy. Để vun đắp tư tưởng đạo đức tốt đẹp cho con cũng như xây dựng nền tảng chánh pháp để con tu tập, các Phật tử làm cha làm mẹ cần phải sống làm gương  đạo đức để con cái nói theo, đồng thời bắt đầu hình thành nhân cách cho con bằng việc dạy con thực hiện đúng bổn phận con cái đối với cha mẹ để từ mối quan hệ đó mà mở rộng ra các khía cạnh đạo đức khác trong xã hội như: anh em, bạn bè đồng nghiệp, làng xóm… Từ đó con cái sẽ hình thành thế giới quan, nhân sinh quan chuẩn xác và nhân đạo.

Đạo Phật luôn đề cao an lạc và hạnh phúc tinh thần, đó là một cuộc sống đạo đức cao đẹp mang tính hướng thượng, đạt đến giác ngộ và giải thoát. Mà hành trình đến với giải thoát, giác ngộ luôn là hành trình tu dưỡng đạo đức. Với quan điểm đó, Đạo Phật khuyến khích mọi người hãy sống với bản tánh chân thật của chính mình: “chơn tâm thường trú, thể tánh tịnh minh” (kinh Thủ Lăng Nghiêm )để tạo được sự hài hòa giữa bản thân với xã hội; giữa bản thân với thiên nhiên; giữa thân và tâm, giữa từ bi và trí tuệ để có được cuộc sống an lạc trong sự cân bằng về vật chất – tinh thần.

>Xem thêm video: Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm