Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/11/2019, 06:41 AM

Tầm quan trọng của sáu pháp vô thượng

Bài kinh trên Phật dạy chúng ta tu sáu căn khi duyên sáu trần. Nghĩa là khi mắt thấy sắc không ưa thích đắm nhiễm sắc mà phải trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều cũng tu như vậy.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Như vậy chúng ta thấy Phật dạy muốn trụ tâm (tâm an định) phải không kẹt sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Ảnh minh họa

Như vậy chúng ta thấy Phật dạy muốn trụ tâm (tâm an định) phải không kẹt sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Ảnh minh họa

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:

Thầy Tỳ Kheo chân chánh phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?

1. Mắt thấy sắc không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

2. Tai nghe tiếng không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

3. Mũi ngửi mùi không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

4. Lưỡi nếm vị không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

5. Thân xúc chạm không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

6. Ý đối với pháp không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

Ai được sáu pháp như vậy, là bậc Vô thượng, là phước điền của chúng sanh, xứng đáng cho Trời Người tôn trọng cung kính cúng dường.

Lời bình:

Bài kinh trên Phật dạy chúng ta tu sáu căn khi duyên sáu trần. Nghĩa là khi mắt thấy sắc không ưa thích đắm nhiễm sắc mà phải trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều cũng tu như vậy. Tại sao? Vì sáu căn là đầu mối của luân hồi và giải thoát. Nếu sáu căn chạy theo sáu trần sanh tâm ưa thích tức khởi niệm tham ái đắm nhiễm liền bị sáu trần lôi cuốn trong luân hồi. Trái lại, nếu sanh tâm ghét bỏ tức khởi niệm sân, cũng là gốc của luân hồi. Thế nên chẳng sanh yêu ghét, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng, ngay đó giải thoát, cũng gọi là Quán Tự Tại!

Ví như trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy Ngài A Nan: “Khiến ông lưu chuyển sanh tử bởi do sáu căn và làm cho ông an lạc giải thoát cũng từ sáu căn mà được”.

Sáu căn có tầm quan trọng như vậy cho nên người tu tập muốn được giác ngộ giải thoát phải chế ngự sáu căn không cho chạy theo sáu trần. Ảnh minh họa

Sáu căn có tầm quan trọng như vậy cho nên người tu tập muốn được giác ngộ giải thoát phải chế ngự sáu căn không cho chạy theo sáu trần. Ảnh minh họa

Sáu căn có tầm quan trọng như vậy cho nên người tu tập muốn được giác ngộ giải thoát phải chế ngự sáu căn không cho chạy theo sáu trần. Như người chăn trâu luôn luôn cầm roi và sợi dây mũi chăn giữ con trâu không cho buông lung xâm phạm vào lúa mạ của người. Mỗi khi trâu vừa liếc ngó hai bên thì phải kéo mũi trâu lại. Cũng vậy khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, chúng ta phải thấy rõ sáu trần không thật, tạm bợ giả dối, như mộng ảo, như huyễn hóa, như bọt nước, như sương mai... tâm trụ ở xả, hằng tỉnh sáng, đó là Thiền vậy.

Bài liên quan

Trong Kinh Kim Cang, Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật: “Làm sao an trụ tâm và làm sao hàng phục tâm?” Phật trả lời: ”Muốn trụ tâm phải: Không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên sanh tâm không chỗ trụ, nếu còn chỗ trụ tức chẳng phải tâm an trụ rồi”. (Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, nhược vi hữu trụ tức vi phi trụ).

Như vậy chúng ta thấy Phật dạy muốn trụ tâm (tâm an định) phải không kẹt sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Nếu còn kẹt sáu trần thì tâm không thể an trụ. Không đắm trước sáu trần thì tâm an trụ tự tại.

Khi tâm ta tự tại thì con đường giải thoát chúng ta khỏi tìm đâu xa.

Đây là con đường tu thiết yếu để chúng ta thoát ly sanh tử, không có con đường thứ hai nào khác. Vì thế mà Phật, Tổ đắng miệng, cạn lời khuyên nhắc chúng ta phải cố gắng tu tập nhiếp phục sáu căn, gìn giữ tâm ý cho thanh tịnh hằng sống với trí huệ sáng ngời. Được như thế mới đủ làm ruộng phước của chúng sanh và xứng đáng cho Trời Người tôn trọng cung kính cúng dường.

Trích Giảng Kinh A Hàm - Sách "Nhặt Lá Bồ Ðề"

HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm