Tâm sự của một bác sĩ tâm lý Phật tử
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học, tôi có cơ may được làm việc bên cạnh những bác sĩ phân tâm học thâm niên và đầy kinh nghiệm mà tôi hằng kính trọng.
Điều trị bệnh trầm cảm dưới góc nhìn của Đạo Phật: Hiểu vô thường và thiền định
Trước kia tôi không hiểu các lý do của việc giữ giới, do đó tôi đã hoài nghi về việc giữ giới. Tôi tự hỏi, nếu tôi giữ giới chỉ vì những người khác đều làm như thế thì làm sao việc giữ giới giúp tôi tu hành tiến bộ được. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu về đạo Phật và lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, tôi đã hiểu được tầm quan trọng của việc giữ giới.
Tôi xin chia sẻ với bạn về câu chuyện của những bệnh nhân mà tôi từng điều trị.
1. Một số nữ bệnh nhân của tôi bị bệnh rối loạn trầm cảm loại II. Khi tôi hỏi họ đã từng phá thai trong quá khứ hay không thì mới biết rằng bảy người trong số mười người này đã từng phá thai. Loại bệnh rối loạn trầm cảm này có hai giai đoạn: Giai đoạn vui đến khùng điên và Giai đoạn buồn đến vô vọng. Khi đang ở trong giai đoạn vui đến khùng điên thì bệnh nhân cảm thấy phấn khởi, luôn tìm cách thỏa mãn những ao ước khác nhau và không cần biết những hậu quả nguy hại có thể xảy đến do hành động của mình. Ví dụ, họ có thể mua sắm không kiềm chế được và cuối cùng bị ngập nợ, hoặc họ sẵn sàng quan hệ qua đêm với người lạ mặt. Khi ở trong Giai đoạn buồn đến vô vọng, bệnh nhân cảm thấy buồn chán, vô vọng. Vô vọng đến độ họ thấy đời sống không giá trị hay không còn ý nghĩa. Những cảm giác này có thể đưa họ đến lựa chọn tự tử.
2. Một câu chuyện để lại một ấn tượng sâu đậm trong tôi là về một người đàn bà trẻ đẹp có người chồng luôn yêu thương bà và hai đứa con ngoan ngoãn. Sau nhiều năm làm việc chuyên cần, người bệnh nhân và chồng cũng có được cuộc sống tốt đẹp, có nhà lầu, xe hơi và con cái học hành đàng hoàng. Chẳng may, người vợ mắc chứng rối loạn trầm cảm loại II. Bà phải nhập viện mấy lần, nhưng những phác đồ trị liệu đều không hiệu quả lắm. Mặc dù bà biết làm sao để sống một đời sống bình thường nhưng lại không làm được bởi vì mắc bệnh này. Khi tôi hỏi đến câu hỏi là bà đã từng phá thai hay không thì bà bảo tôi rằng trước khi kết hôn, bà đã một lần có thai, vì họ chưa kết hôn và sợ việc có thai ngoài hôn nhân sẽ làm cha mẹ bị mang tai tiếng nên họ đã lựa chọn phá thai.
3. Một thí dụ khác về một bệnh nhân chừng ba mươi tuổi bị bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Nặng cứ tái đi tái lại. Bệnh nhân có một gia đình rất hạnh phúc. Chồng cô là kỹ sư vi tính, luôn yêu thương chăm sóc vợ và con gái. Con gái của cô đang học tiểu học, nhưng cô bé có vẻ rất hiểu biết và ngoan ngoãn. Mỗi khi cô phải nhập viện, cô bé đều gửi thư qua ba của bé, nhờ nhắn với mẹ là cô yêu và nhớ mẹ lắm. Sau khi cô về nhà, con của cô luôn ở bên cạnh cô để bầu bạn, khuyến khích.
Thoát khỏi bệnh trầm cảm nhờ hành trình 4 năm thiền định của cô gái trẻ
Tuy nhiên, khi cô có triệu chứng lên cơn bệnh trầm cảm, cô luôn tự hành xác. Mỗi khi cảm thấy thật buồn bực hay đau khổ, cô tự đâm đầu vào tường hay tự cắt lên da thịt mình; và tự giải tỏa nỗi đau trong tâm bằng cái đau thể xác. Trong những thời kỳ trạng thái bất thường gia tăng, cô làm như vậy mỗi ngày. Khi được hỏi, cô cho biết cô đã từng phá thai. Mặc dù tôi không biết có phải bệnh tình của cô phát sinh từ việc phá thai hay không, nhưng tình trạng của cô ấy thật đáng buồn.
Sau khi chứng kiến những câu chuyện này, tôi nhận thức được tại sao đạo Phật lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ giới đến như vậy. Nếu con người có thể giữ giới, thì những việc giết hại đó sẽ không xảy ra, và họ sẽ không phải chịu đựng đau khổ do quả báo như trường hợp các bệnh nhân của tôi.
(Nguyên tác: “Thai nhi vô tội – Innocent Little Ghosts”
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm