Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/01/2020, 09:20 AM

Tâm thanh tịnh sẽ an lạc

An lạc bước theo sau nghĩa là: nếu con người tạo thiện nghiệp qua ba cửa thân, khẩu, ý từ giờ nào, thì an lạc sẽ đi theo bên người ấy từ giờ đó. Người này sẽ được siêu sanh về nhàn cảnh, để được hưởng sự an vui hạnh phúc.

>>Góc nhìn Phật tử

Trong kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu, bài kệ số 2, đức Phật có dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh

Nói lên hay hành động

An lạc bước theo sau

Như bóng không rời hình”.

(HT. Thích Minh Châu)

Hoặc có một dị bản sau:

“Tâm đi trước các pháp

Tâm chủ, duy tâm tác

Nếu bằng tâm trong sạch

Nói năng hoặc hành vi

Phúc lạc sẽ theo người

Như bóng theo hình thật”.

Tâm ý làm chủ các pháp, vì tâm ý là chúa tể của các pháp.

Tâm ý làm chủ các pháp, vì tâm ý là chúa tể của các pháp.

Bài liên quan

Ý ở đây cũng chính là tâm, là thức uẩn. Các pháp chỉ cho thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Ví như có nhiều người cùng làm phước trong một buổi lễ cúng dường đến các Tỳ-kheo Tăng, thì sẽ có một người A hoặc B dẫn đầu trong nhóm ấy. Ý hoặc tâm ở đây cũng giống người dẫn đầu kia. Tâm ý làm duyên khởi cho các pháp sanh lên, nên gọi là ý dẫn đầu các pháp. Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt.

Tâm ý làm chủ các pháp, vì tâm ý là chúa tể của các pháp. Giống như thủ lãnh của một đàn rắn gọi là rắn chúa, hoặc vị chủ tịch trong cuộc nhóm họp thì được gọi là hội chủ. Nơi đây, nói tâm ý là chủ cũng y như thế. Tâm ý tạo tác có nghĩa là: các pháp do tâm làm nguyên liệu hay do tâm làm bản thể mà sanh ra, giống như ta lấy vàng làm nguyên liệu, để chế ra nhiều món đồ kim loại, ta thường nói các món đồ ấy làm bằng vàng, nghĩa là do vàng mà làm ra.

Như bóng, không rời hình có nghĩa là như bóng rọi của thân mình luôn luôn dính liền theo thân, thân đi thì bóng cùng đi, thân đứng thì bóng cũng đứng.

Như bóng, không rời hình có nghĩa là như bóng rọi của thân mình luôn luôn dính liền theo thân, thân đi thì bóng cùng đi, thân đứng thì bóng cũng đứng.

Bài liên quan

Nếu bằng tâm ý trong sạch nghĩa là bằng tâm thuần thiện, không bị tham, sân, si làm cho ô nhiễm, dơ đục. Người có tâm trong sạch như thế, sẽ nói ra toàn là bốn thứ lời lành như: không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời thô ác, không nói lời thêu dệt. Những người ấy luôn làm ba nghiệp lành về hành vi như: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Về ý nghĩ, họ không bao giờ tham, sân, si. Lộ trình của thập thiện nghiệp trải qua ba cửa thân, khẩu, ý tròn đủ như thế.

An lạc bước theo sau nghĩa là: nếu con người tạo thiện nghiệp qua ba cửa thân, khẩu, ý từ giờ nào, thì an lạc sẽ đi theo bên người ấy từ giờ đó. Người này sẽ được siêu sanh về nhàn cảnh, để được hưởng sự an vui hạnh phúc.

Như bóng, không rời hình có nghĩa là như bóng rọi của thân mình luôn luôn dính liền theo thân, thân đi thì bóng cùng đi, thân đứng thì bóng cũng đứng.

An lạc bước theo sau nghĩa là: nếu con người tạo thiện nghiệp qua ba cửa thân, khẩu, ý từ giờ nào, thì an lạc sẽ đi theo bên người ấy từ giờ đó. Người này sẽ được siêu sanh về nhàn cảnh, để được hưởng sự an vui hạnh phúc.

An lạc bước theo sau nghĩa là: nếu con người tạo thiện nghiệp qua ba cửa thân, khẩu, ý từ giờ nào, thì an lạc sẽ đi theo bên người ấy từ giờ đó. Người này sẽ được siêu sanh về nhàn cảnh, để được hưởng sự an vui hạnh phúc.

Chúng ta hãy ghi nhớ bài thơ lục bát sau:

“Tâm đi trước thọ, tưởng, hành

Tâm là chủ pháp, tâm là nghiệp duyên

Ai mà tâm sạch lành hiền

Nói làm chi cũng yên vui theo mình

Ví như bóng nọ tùy hình

Hình đâu bóng đó như in hẳn hòi”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm