Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/08/2020, 17:04 PM

Tâm thư gửi mẹ

Tháng bảy về, con vẫn nhớ như in trong tâm khảm, mùa Vu lan năm ấy chúng con đã mất đi người Cha yêu quý. Mười lăm năm trôi qua kể từ khi Ba mất, thời gian có thể xoá nhoà đi tất cả, nhưng kí ức về Ba vẫn còn mãi trong trái tim con.

Vu lan về…!

Tháng bảy, mùa chuyển giao của đất trời, cái nắng oi bức mùa hạ nhường bước cho những làn gió thu mát dịu, sen trong đầm không còn khoe sắc, nhường cho những khóm cúc vàng tỏa hương, sắc hoa vàng thơm ngát cả đất trời, ai ngơ ngẩn trong chiều thu cuối hạ.

Tháng bảy mưa ngâu, gợi sầu thương nhớ, trong giấc ngủ lặng thinh, con thảng thốt giật mình, nửa năm rồi ấy nhỉ? Mỗi ngày qua như lời kinh vô tự, thời gian trôi chẳng đợi ai bao giờ.

Tháng bảy về, bên tách trà sớm mai rót chậm, con bồi hồi nhớ đến Mẹ phương xa.

Thu đã gõ nhẹ qua thềm Vu lan và đã lướt qua những bóng cây cổ thụ, những nẻo đường, những góc chùa để rồi thu đọng lại trong trái tim con, đọng lại trong con một nỗi nhớ Cha Mẹ da diết. (Câu này nghe quen quá, hình như đọc ở đâu đó rồi).

Mùa Vu Lan phát tâm bồ đề

Tháng bảy về, con vẫn nhớ như in trong tâm khảm, mùa Vu lan năm ấy chúng con đã mất đi người Cha yêu quý.

Tháng bảy về, con vẫn nhớ như in trong tâm khảm, mùa Vu lan năm ấy chúng con đã mất đi người Cha yêu quý.

Thưa mẹ! Khi con mở mắt chào đời, người đầu tiên con nhìn thấy là Mẹ, lần đầu tiên con khóc, Người lau khô nước mắt cho con. Lần đầu tiên con vấp ngã, người nâng đỡ con là Cha và lần đầu tiên con gọi tiếng Mẹ, tiếng Cha, người vui nhất cũng là Cha và Mẹ.

Con thật may mắn khi có nhân duyên trụ vào thai Mẹ, để rồi 9 tháng trường cưu mang nặng nhọc, mẹ không hề một tiếng thở than. Khi con khôn lớn, vì lý tưởng xuất gia, con phải xa nhà, xa Cha Mẹ, xa người thân, xa quê hương Việt Nam yêu dấu, bóng Mẹ hiền từ giờ dần xa cách. Mẹ ơi! xứ Đài những ngày qua mưa buồn ảm đạm, mưa buồn cho lòng ai quay quắt hanh hao. Trên đất khách, không được gần bên Cha Mẹ để phụng dưỡng vỗ về, con như cánh chim cô lẻ cố đi tìm hạnh phúc cho mình và tha nhân, bỏ lại sau lưng những gì thiêng liêng cao quý nhất, rồi một ngày lang thang vô định, con chợt nhận ra hình ảnh của mình trong những câu thơ của tác giả Trịnh Bửu Hoài:

“Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp

Quê nhà một góc rộng mênh mông “

Mẹ à! Nếu nói đến chữ hiếu thì chẳng cần gì phải đợi đến tháng 7 mới bày tỏ tấc lòng đúng không?

Con thật may mắn khi có nhân duyên trụ vào thai Mẹ, để rồi 9 tháng trường cưu mang nặng nhọc, mẹ không hề một tiếng thở than.

Con thật may mắn khi có nhân duyên trụ vào thai Mẹ, để rồi 9 tháng trường cưu mang nặng nhọc, mẹ không hề một tiếng thở than.

Lễ Vu lan là ngày gì?

Một năm 365 ngày, nếu như trong trái tim luôn có Cha Mẹ thì đó là hạnh hiếu lớn nhất. Nhưng dường như đã trở thành truyền thống, thứ mặc định cho cuộc đời, tháng 7 – mùa Vu lan, mùa của Tri ân và báo ân, như càng nhắc nhở thêm rằng, phận làm con dù thành danh chi mỹ, đứng trên danh vọng cuộc đời hay đang lang thang phiêu bạt trên con đường đi tìm cầu lý tưởng, dù ở gần Cha Mẹ hay xa Cha Mẹ, ở trong nước hay nước ngoài, thì mùa Vu lan về hãy nhớ đến hai đấng sinh thành, Người đã cho con hình hài nhìn ra thế giới.

Từng nghe:

“Con đi đâu, con về đâu

Cuộc đời Cha Mẹ là câu trả lời

Cho con nỗi nhớ không lời

Cho con ấm cả một bầu trời nắng lên”

Tháng bảy đến rồi, xin được vọng hướng về phương ấy, quê hương, gia đình, nơi có hình bóng Mẹ và di ảnh của Ba.

Tháng bảy đến rồi, xin được vọng hướng về phương ấy, quê hương, gia đình, nơi có hình bóng Mẹ và di ảnh của Ba.

Công ơn Cha Mẹ bao la vô tận, dẫu biết rằng vạn lời thơ tán thán cũng chỉ là chút gió thoảng qua hiên. Chiếc lá vàng có cuốn mãi về đâu, dẫu cho bao mùa trăng tròn trăng khuyết, dẫu bao mùa con nước lớn nước ròng, nhưng ân tình ấy mãi còn đọng trong con những điều thiêng liêng nhất.

Tháng bảy về, con vẫn nhớ như in trong tâm khảm, mùa Vu lan năm ấy chúng con đã mất đi người Cha yêu quý. Mười lăm năm trôi qua kể từ khi Ba mất, thời gian có thể xoá nhoà đi tất cả, nhưng kí ức về Ba vẫn còn mãi trong trái tim con.

Khuyến Hiếu Ca dạy: “Cha Mẹ còn trên đời, lãng tử không thấy lạnh”. Ý nói rằng, Cha Mẹ là suối nguồn sưởi ấm trái tim con, dẫu con đi bao xa, chỉ cần biết rằng ở nơi chân trời kia vẫn còn bóng dáng Mẹ, thì vẫn thấy mình không cô độc, nhưng nếu chẳng may Cha Mẹ không còn trên thế gian này nữa thì dẫu đứng giữa biển người, lòng con vẫn cảm thấy bơ vơ.

Tháng bảy về, vẫn còn đó những cơn mưa, mưa Vu lan ướt vai gầy của Mẹ, con đi xa muôn vạn nẻo đường, nếm trải bao mùa thu vàng thay lá, vẫn nhớ rằng bên Mẹ mãi mùa xuân.

Tháng bảy đến rồi, xin được vọng hướng về phương ấy, quê hương, gia đình, nơi có hình bóng Mẹ và di ảnh của Ba.

Khang Trạch

Đại học Phật Quang, Tiêu Khê, Nghi Lan, Đài Loan

Xem thêm video "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Nguyện ước của mẹ

Góc nhìn Phật tử 17:59 31/10/2024

Mẹ tôi lúc sinh tiền thường tỏ bày với con cháu 3 nguyện ước: 1. Trước khi chết, mẹ không bị bệnh hoạn phải làm khổ con cháu. 2. Ngày giỗ của mẹ, con cháu có mặt đông đủ. 3. Khi mẹ chết thì đem chôn chứ không hỏa táng.

Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?

Góc nhìn Phật tử 10:35 31/10/2024

“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".

Xem thêm