Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/02/2019, 22:53 PM

Tâm từ bi trác tuyệt của Thiền sư Hakuin nước Nhật

Chuyện Thiền tông Nhật Bản có ghi chép lại rằng: Thiền sư Hakuin Ekaku (1686-1768) là một vị thầy đạo hạnh khiêm nhu, lối sống giản dị, thanh tịnh, là thiền sư vĩ đại “500 năm mới có một người” của nước Nhật. Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông.

>Các vị Danh Tăng nổi tiếng

Thiền sư Hakuin Ekaku sinh năm 1684 ở thời kỳ Edo Nhật bản, xuất gia từ năm 8 tuổi, là một vị thiền sư quan trọng nhất của dòng thiền Lâm Tế, người đã có công phục hưng lại thiền phái vốn đã bị tàn lụi trước đó nhiều thế kỷ. Chính vì thế, người ta gọi ông là thiền sư vĩ đại “500 năm mới có một người” của nước Nhật. 

Thiền sư Hakuin (Ảnh: Theo noma.org)

Thiền sư Hakuin (Ảnh: Theo noma.org)

Bình thản đối mặt với tất cả

Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo con gái để biết về lai lịch tình nhân. Ban đầu cô con gái không chịu nói gì cả, nhưng sau cùng vì bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Hakuin.

Thiền sư Hakuin và cô gái (Ảnh: Theo giacngo.vn)

Thiền sư Hakuin và cô gái (Ảnh: Theo giacngo.vn)

Một vị sư được người người kính trọng lại làm chuyện như vậy nên câu chuyện lan ra khắp xóm làng, dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường, cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả…

Đệ tử của thiền sư dần dần bỏ đi gần hết. Không chỉ có vậy, gia đình cô gái vô cùng tức giận, chờ đứa con được sinh ra rồi mang tới dúi cho thiền sư. Họ nói: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả!”. Thiền sư không nói gì, bình thản nhận lấy đứa bé. Vì không có sữa cho đứa bé, bị đệ tử xa lánh, nên chính thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.

Thiền sư Hakuin và đứa bé (Ảnh: Nguồn internet)

Thiền sư Hakuin và đứa bé (Ảnh: Nguồn internet)

Bài liên quan

Sau một thời gian dài, vì lương tâm cắn rứt và giày vò khôn nguôi nên cô gái quyết tâm nói ra sự thật để giải thoát cho bản thân mình. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ. Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.

Thiền sư nghe xong, bình thản nói: “Thế à!”.

Sự tình được truyền đi, dân chúng ngưỡng mộ, các đệ tử cảm phục đức nhẫn nhục và tâm lượng thản nhiên của thiền sư nên lần lượt kéo về. Danh tiếng thiền sư nay lại hơn xưa. Đọc câu chuyện trên ai ai cũng nhận thấy ở thiền sư Hakuin chữ “Nhẫn” và “Thiện” vô cùng to lớn. Vậy điều gì đã khiến thiền sư làm được như vậy?

Quan hệ nhân duyên

Phật gia giải thích rằng, giữa người với người đến với nhau bởi quan hệ nhân duyên, nên những sự việc xảy ra giữa người với người đều không phải ngẫu nhiên mà là để trả nhau ân oán. Có thể là đời trước thiền sư Hakuin đã làm điều gì không tốt với cô gái và kiếp này chịu nhận vu oan tày trời như vậy chính là để “trả nợ”. Vì hiểu được điều đó nên thiền sư chỉ trả lời “thế à”, nhẫn chịu mọi dè bỉu của người đời, dùng thiện để hóa giải, mọi chuyện qua đi, coi như một món nợ đã trả xong.

Phật gia giải thích rằng, giữa người với người đến với nhau bởi quan hệ nhân duyên, nên những sự việc xảy ra giữa người với người đều không phải ngẫu nhiên mà là để trả nhau ân oán.

Phật gia giải thích rằng, giữa người với người đến với nhau bởi quan hệ nhân duyên, nên những sự việc xảy ra giữa người với người đều không phải ngẫu nhiên mà là để trả nhau ân oán.

Vượt qua “tham, sân, si”, buông bỏ danh lợi tình

Bài liên quan

Con người chính vì “tham, sân, si” mà khổ, với người tu hành thì dứt khoát phải tránh xa “tham, sân, si” này . Thiền sư Hakuin là một người rất được kính trọng nhưng ông đã không bị lòng tham vào danh lợi làm lóa mắt.

Bài liên quan

Người tu hành phải buông chữ “tình” để hướng tới điều cao thượng hơn, đó là từ bi. “Si” là nóng giận, đó là một thứ “tình” mà người tu hành cần phải buông bỏ. Bị nỗi oan tày trời như vậy mà thiền sư Hakuin vẫn không hề nóng giận, có thể thấy cảnh giới tâm tính của ông thật cao thâm.

Yêu, ghét, nóng giận, vui thích đều là “tình”. Sau khi được giải oan, với một người thường có lẽ phải tỏ ra vô cùng hạnh phúc, nhưng thiền sư vẫn rất bình thản, đó chính là ông đã bước ra khỏi sự vui thích của người thường, hoàn toàn ở trong cảnh giới tĩnh tại của người tu hành.

Con người chính vì “tham, sân, si” mà khổ, với người tu hành thì dứt khoát phải tránh xa “tham, sân, si” này . Thiền sư Hakuin là một người rất được kính trọng nhưng ông đã không bị lòng tham vào danh lợi làm lóa mắt.

Con người chính vì “tham, sân, si” mà khổ, với người tu hành thì dứt khoát phải tránh xa “tham, sân, si” này . Thiền sư Hakuin là một người rất được kính trọng nhưng ông đã không bị lòng tham vào danh lợi làm lóa mắt.

Tâm từ bi quảng đại

Thiền sư Hakuin bị vu oan tày trời như vậy mà không hề oán hận cô gái, điều mà ít ai có thể làm được. Ngài vẫn tận tâm chăm sóc đứa bé, nguyên nhân của nỗi oan to lớn mà ngài phải gánh chịu. Có thể thấy tâm từ bi của thiền sư thật quảng đại.

Cảnh giới “không” của bậc giác ngộ

Cảnh giới “không” ở đây không phải là “không có gì, không tồn tại” như nhiều người vẫn nghĩ, mà là không còn các tâm xấu của con người như: oán hận, tranh đấu, đố kỵ… và cũng như thất tình lục dục. Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa. Trong câu chuyện trên, ta thấy thiền sư Hakuin đã ở ngoài thất tình lục dục của nhân gian và đạt cảnh giới “không” của bậc Giác ngộ.

Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa. Ảnh minh họa

Theo Phật gia, khi loại bỏ được thất tình lục dục và các tâm xấu của con người thì người tu hành sẽ đạt đến cảnh giới “không”, đó là cảnh giới mà tâm trong như nước, tĩnh lặng như núi, nhẹ như làn mây, không bất cứ chuyện gì của con người làm xao động tâm của họ được nữa. Ảnh minh họa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm