Tâm tư của Phật tử về thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính
Ban biên tập trang nhà vừa nhận được tâm thư của một Phật tử về dự thảo thông tư của Bộ Tài chính về việc quản lý thu - chi tiền công đức với nội dung như sau:
Hà Nội, ngày 08/06/2020
Kính thưa: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Đồng kính gửi:
- Bộ Tài chính;
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội.
Khi đọc Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính công văn số 4269/BTC-HCSN ngày 28/4/2021 về việc lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, nghành, UBND các tỉnh thuộc trung ương về Dự thảo thông tư Bộ Tài chính về việc quản lý thu - chi tiền công đức của các Chùa. Cháu thấy còn một số điểm chưa phù hợp. Cho nên, cháu đã quyết định viết ra tâm thư này với lòng mong mỏi các bác lãnh đạo Đảng và Nhà nước hãy lắng nghe tâm tư của những người con Phật như chúng cháu.
Chúng cháu vì rất nhiều lý do (nhân duyên) mà biết đến Đạo Phật. Đến chùa, chúng cháu được dạy làm người thiện, không được giết người, không trộm cắp tài sản của người, không được ngoại tình, không nói dối, không say sưa nghiện ngập đến mất hết trí tuệ...Chúng cháu còn được học biết ơn đối với những người có công với đất nước, những người đã hy sinh vì nền độc lập, tự do, những người đang ngày đêm lãnh đạo và chăm lo cho đất nước,...
Và chúng cháu cũng hiểu rằng, để có một đất nước bình yên thì từng gia đình phải được bình yên. Cho nên, với tình yêu đất nước và niềm tin tôn giáo của mình, chúng cháu đã áp dụng lời dạy của Đức Phật về cách làm thế nào để gia đình được bình yên. Và kết quả mang lại đã không còn dừng ở mức độ “niềm tin” nữa khi cháu nhận thấy cuộc sống của cháu và những người xung quanh ngày càng tốt đẹp hơn, tự thân biết sống có đạo đức, biết cống hiến và mong muốn làm đẹp cho xã hội, cho đất nước,... kể từ khi học Phật.
Cháu hạnh phúc vì mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S, một dân tộc đoàn kết và giàu lòng nhân ái. Cháu cũng hạnh phúc vì mình là một người Phật tử. Cháu là công dân, luôn cố gắng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một người dân, đóng thuế, các khoản phí, lệ phí của Nhà nước trung ương và địa phương, không hề thiếu sót. Phần tài sản còn lại, theo đúng luật, cho ai, biếu tặng ai là quyền tự do của chúng cháu. Người nhận có quyền sở hữu, quản lý và định đoạt tài sản được tặng cho hợp pháp đó, không phải chịu sự can thiệp, quản lý thu chi của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.
Phật tử vì sao mà phải tín ngưỡng Tam Bảo?
Tam bảo là ruộng phước điền để cho hàng Phật tử chúng cháu được gieo trồng công đức, gieo trồng những điều thiện lành, cho nên, việc chúng cháu đi chùa và cúng dường vào chùa là quyền tự do tôn giáo của chúng cháu đã được pháp luật quy định. Với niềm tin tôn giáo của mình, chúng cháu thực hành đúng lời Phật dạy, cúng dường cho các bậc xứng đáng - là những người đã bỏ tham - sân - si hoặc đang trên con đường bỏ tham - sân - si,... để sinh ra phước báu cho gia đình, để gia đình được an ổn, từ đó làm an ổn cho đất nước.
Các Thầy ở chùa là những bậc tu hành có giới đức, dạy đạo đức cho con người; cho nên, qua sự tận mắt chứng kiến của chính mình, chúng cháu tin chắc các Thầy sẽ sử dụng phần tiền mà chúng cháu công đức vào chùa để làm những điều có ích cho xã hội, chứ không vì lợi dưỡng của bản thân. Vậy còn những người sẽ làm trong Ban Quản Lý di tích kia liệu có đủ đức để quản lý nổi những đồng tiền của chúng cháu cúng vào không, họ có tu và dạy người khác bỏ ác làm lành, hướng thiện để hồi hướng phước báu cho gia đình chúng cháu hay không?
Nên cháu "không đồng ý với thông tư của Bộ Tài chính đưa ra là quản lý thu chi tiền công đức của các chùa". Những đồng tiền này là tự do cá nhân, là niềm tin, là thực hành giáo Pháp của hàng Phật tử chúng cháu cúng dường Tam Bảo tại Chùa. Và chúng cháu đồng ý để các Chư Tăng Ni tại Chùa có quyền sử dụng những đồng tiền đó giúp chúng cháu, chứ không phải bất kỳ một cơ quan đoàn thể nào khác ngoài chùa ạ.
Ý nghĩa của bố thí và cúng dường
Cháu kính mong các bác, các bộ, các ban ngành liên quan tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân ạ, trong đó việc tiền công đức cúng dường cũng là quyền tự do tín ngưỡng ạ! Hay có thể hiểu những khoản tiền mà chúng cháu cho ai, biếu ai hoặc ủng hộ ai thì chính người nhận được quyền tự do sử dụng và định đoạt ạ.
Cháu rất mong lãnh đạo Đảng và Nhà nước hãy xem xét lại việc này, không đơn giản là quản lý tài chính mà còn là niềm tin tôn giáo của biết bao người con Phật.
Cháu tha thiết kính mong lãnh đạo Đảng và Nhà nước hãy lắng nghe nỗi lòng của những người con Phật như chúng cháu.
Hà Nội, ngày 9/6/2021
Người đóng góp ý kiến
Hải
Cù Thanh Hải
*Bức thư gửi tới trang nhà từ Phật tử có email: thanhhai030797@gmail.com
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm