Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/01/2021, 18:24 PM

Tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của Phật giáo song hành cùng lịch sử - văn hóa dân tộc Việt Nam

Tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của đạo Phật đã trở thành dân tộc tính của người Việt Nam, thông qua lối ứng xử trong cộng đồng xã hội, sự chung tay quyên góp, chia sẻ gánh nặng cho đồng bào chứng tỏ sự giao hòa giữa nền đạo đức Phật giáo và văn hóa dân tộc.

Một số nghiên cứu cho thấy đạo Phật du nhập vào miền Bắc nước ta từ thế kỷ III (có thuyết cho là từ cuối Thế kỷ I) theo các tuyến hải lộ xuất xuất phát từ Ấn Độ. Trải qua gần hai nghìn năm đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã thâm nhập sâu vào đời sống và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Một trong những tư tưởng nổi bật nhất của Phật giáo đã làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là tinh thần Từ Bi - Vô Ngã - Vị Tha.

Từ điển Phật học định nghĩa về Từ Bi như sau: Từ và Bi là hai trong bốn tâm rộng lớn (tứ vô lượng tâm) của chư Phật và Bồ Tát. “Từ” là lòng lành, do tấm lòng ấy mà làm lợi ích và đem an lạc đến cho chúng sanh. “Bi” là lòng xót, do tấm lòng ấy mà cứu tai nạn, khổ não cho chúng sanh.

Từ Bi của Phật giáo là lòng thương xót bao trùm lên cả chúng sinh, tức bao gồm con người, động vật và thực vật. Vô Ngã là một trong những phạm trù nền tảng của triết học Phật giáo. Trong phạm vi bài này, người viết định nghĩa Vô Ngã là buông xả sự chấp thủ vào một Cái Ngã thường hằng, xóa bỏ ảo tưởng về sự tồn tại của Cái Ngã ấy như tinh thần “Chư pháp vô ngã” của Phật giáo. Chúng ta không đề cao tuyệt đối những gì thuộc về bản thân, chúng ta lại hằng quan tâm lợi ích của tha nhân, vì tha nhân và ta có sự tương dung. Do đó, Vô Ngã thường đi đôi với Vị Tha, Từ Bi là vậy.

Từ Bi của Phật giáo là lòng thương xót bao trùm lên cả chúng sinh, tức bao gồm con người, động vật và thực vật.

Từ Bi của Phật giáo là lòng thương xót bao trùm lên cả chúng sinh, tức bao gồm con người, động vật và thực vật.

Thực hành nhẫn nhục để nuôi dưỡng đức khiêm hạ, tâm từ bi

Một trong những tác phẩm còn lại từ thời kỳ đầu Công nguyên phản ánh tư tưởng Phật giáo trong xã hội người Việt cổ bấy giờ là Lục Độ Tập Kinh. Tác phẩm này tương truyền do sư Khương Tăng Hội biên dịch, sử dụng những câu chuyện tiền thân của Phật khi Ngài còn tu hạnh Bồ tát để minh họa cho Sáu pháp Ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ).

Trong rất nhiều truyện được viết trong Lục Độ Tập Kinh, tư tưởng Từ Bi thể hiện rõ, ví như:”Dân bốn thiên hạ quí sự dạy bảo nhân từ, vâng thờ ba ngôi báu, làm mười điều lành, lấy đó làm phép trị nước, đến được hạnh phúc mãi mãi”. Ở một truyện khác, sách viết: “Ta thà bỏ mạng sống một đời chớ không bỏ chí lớn, quên mình để yên ổn quần sinh, đó là lòng nhân bao trùm trời đất vậy”. Suốt nghìn năm Bắc thuộc, đạo Phật vẫn luôn sát cánh cùng với dân tộc. Chư Tăng Ni thường đem giáo lý Khổ-Vô Thường làm bài học thường ngày cho Phật từ, giáo dục họ tinh thần vượt qua “bể khổ” và luôn nuôi hy vọng một ngày cởi ách nô lệ. Chính trong nỗi khổ của kiếp bị ngoại bang áp bức, dân ta vẫn đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn theo tinh thần Từ Bi - Vô Ngã.

Bước vào thời đại tự chủ, Phật giáo ngày càng được trọng vọng, tư tưởng Phật giáo ngày càng thấm nhuần vào phương sách trị quốc, an dân. Thời nhà Lý và nhà Trần chứng kiến nền toàn thịnh của Phật giáo trong chính trị và xã hội.

Nhiều tấm gương Phật tử tham gia cứu trợ bão lũ là hiện thân của tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha, chứng tỏ sự giao hòa giữa nền đạo đức Phật giáo và văn hóa dân tộc.

Nhiều tấm gương Phật tử tham gia cứu trợ bão lũ là hiện thân của tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha, chứng tỏ sự giao hòa giữa nền đạo đức Phật giáo và văn hóa dân tộc.

Thông điệp về lòng từ bi, thực hành điều thiện qua vở kịch nói "Quan Âm Diệu Thiện"

Đơn cử, năm 1065 (Thiên Thánh Gia Khánh nguyên niên), vua Lý Thánh Tông trong phiên xử kiện ở điện Thiên Khánh đã trỏ vào công chúa Động Thiên mà bảo ngục lại rằng: “Lòng ta yêu con ta cũng như lòng cha mẹ dân yêu dân, dân không biết mà mắc vào hành pháp, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ, đều nhất luật khoan giảm”. Vua cũng đã răn dạy các quan: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian mà ăn không được no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không nơi nương tựa, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai bữa cơm”.

Sự thực hành Từ Bi trong chính trị Đại Việt bấy giờ vừa đoàn kết nhân tâm, vừa củng cố quốc lực. Chiến thắng trước Chiêm Thành và nhà Tống, dân gian ít khởi loạn, vua quan gần gũi với nhân dân, những điều đó nói lên được đặc tính an bình của nền Lý triều thịnh thế.

Tinh thần Từ Bi cứu khổ của Phật giáo còn được thể hiện rất phổ quát và sinh động qua hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát mà dân gian thường gọi một cách thân tương là Phật Bà Quan Âm hay gần gũi hơn Mẹ Quan Âm. Rất nhiều truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm được lưu truyền trong dân gian qua những tác phẩm văn học trung đại như: Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính … Trong các tác phẩm trên, người đọc luôn cảm nhận nơi nhân vật Quan Âm những đức tính Từ Bi, Vô Ngã, Vị Tha.

Tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của đạo Phật đã trở thành dân tộc tính của người Việt Nam, thông qua lối ứng xử trong cộng đồng xã hội.

Tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của đạo Phật đã trở thành dân tộc tính của người Việt Nam, thông qua lối ứng xử trong cộng đồng xã hội.

Chúng ta học gì được qua lòng từ bi của Đức Phật?

Nền văn hóa Việt Nam thấm nhuần tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của Phật giáo. Lướt qua một vài trang trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta dễ dàng nhận ra điều đó. Để khuyến thiện con cháu, ông bà ta có những câu: “Ờ hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”, “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”… Khi quê hương gặp thiên tai địch họa, ông bà khuyên dạy con cháu hãy ra tay tương trợ đồng bào: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Lá lành đùm lá rách”…

Ngày nay, có thể khẳng định rằng tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của đạo Phật đã trở thành dân tộc tính của người Việt Nam, thông qua lối ứng xử trong cộng đồng xã hội. Giữa đợt bão lũ vừa qua, đồng bào khắp cả nước chung tay quyên góp, chia sẻ gánh nặng cho người dân bị thiên tai. Nhiều tấm gương Phật tử tham gia cứu trợ bão lũ là hiện thân của tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha, chứng tỏ sự giao hòa giữa nền đạo đức Phật giáo và văn hóa dân tộc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm