Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/08/2016, 09:09 AM

Tây phương cực lạc và Phật A Di Đà

Chúng ta ai cũng biết! Kinh Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ hay Kinh Pháp Hoa và pháp môn tu hành Tịnh Độ niệm danh hiệu Phật A Di Đà là từ kim khẩu của Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền và mười phương chư Phật thuyết ra. Như ngài A Nan đã nói hộ chúng con: “Mặt trăng mặt trời còn có thể rơi, núi Diệu Cao còn có thể lung lay còn lời Phật dạy không bao giờ hư dối. Vì sao? Vì ba nghiệp thân, khẩu, ý của Phật đã tuyệt đối thanh tịnh”.

Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni thuyết về Phật A-Di-Đà và pháp môn tu hành Tịnh Độ qua pháp hội đại thừa vô lượng thọ hội thượng Phật Bồ tát. 

Xin giới thiệu với các bạn về chủ đề này để các bạn thấ rõ những luận điệu xằng bậy của hàng Tăng Thượng mạn phỉ báng chính pháp khi nói không có Phật A-Di-Đà và pháp môn tu hành Tịnh-Độ 
 
Các quý Phật tử xa gần thân mến!

Tại sao trong phẩm thứ bốn mươi lăm của Kinh Phật Thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khẳng định rằng: “Ta nay do vì hết thảy các chúng sinh nói Kinh pháp này khiến cho mọi người thấy Phật Vô Lượng Thọ và được Phật pháp này. Vì thế mà tất cả các thứ cùng cõi nước kia đều có thể cầu đạt được những việc nên làm. Chẳng nên sau khi ta đã diệt độ, ở trong đời sau lại sinh tâm nghi hoặc. Ta vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên ở đời khi đạo tận diệt, đặc biệt lưu lại chỉ một Kinh này, trụ thế trăm năm. Có chúng sinh nào được gặp Kinh này, tuỳ theo ý nguyện đều được độ thoát”.

Như thế, tất cả các pháp môn của Phật thuyết Pháp trong suốt 49 năm, sau cùng duy nhất chỉ còn lại một Kinh Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác và pháp môn Tinh Độ này có thể giúp chúng sinh (dù là người xuất gia hay người tu tại gia) lấy đó mà tu hành thì chắc chắn thoát được sinh tử luân hồi mà thôi. 

Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Vì những lý do sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất là đức Phật đã dạy:“Phật pháp phải phù hợp với pháp của thế gian, không được trái với pháp thế gian và phải hằng thuận chúng sinh, tuỳ cơ nói pháp, tùy duyên thuyết Pháp”.

Pháp thế gian mà đức Phật nói đó chính là hoàn cảnh, điều kiện xã hội của chúng ta đang sống. Ý Phật dạy ở đây Phật pháp phải phù hợp với pháp thế-gian đó chính là pháp môn ấy đưa ra phương pháp để tu hành phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống hiện tại, phù hợp với căn cơ, trình độ của chúng sinh. Có như thế mới có thể giúp chúng sinh dễ dàng tiếp thu và vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của mình để tu hành đạt kết quả.

 Các quý vị đồng tu thân mến!

Nhìn lại quá trình hoằng dương chánh pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong suốt bốn mươi chín năm, chúng ta thấy rõ: Tuỳ theo căn cơ, trình độ của mỗi hạng người, mỗi hoàn cảnh sống, mỗi một giai đoạn lịch sử mà Ngài đã đưa ra các Pháp môn tu hành thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của chúng sinh để tạo những thuận lợi cho người tu hành dễ dàng đạt được thành tựu viên mãn.

Chúng ta đã thấy, vào thời kỳ Phật còn tại thế, đức Thế-Tôn đã vì hàng Bồ tát mà thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện v.v.. để cho họ tu hành vượt lên cao, được các Pháp Đà-La-Ni và thâm nhập vào tri kiến Phật, thành bậc chánh đẳng chánh giác; còn với hàng chư Thiên, Thần Thánh, A-Tu-La v.v.. thì Phật thuyết Kinh Phương-Đẳng ở nơi Không-Hải để họ tu hành chứng vào Niết-Bàn. Nhưng còn đa số những người tu tại gia như chúng ta thì sao? Số lượng những người này chiếm hơn 80% trong các hàng phật tử của Phật, chẳng lẽ Ngài lại không có Pháp môn nào cho những người con yêu này của Phật sao? Tâm Phật là bình đẳng tuyệt đối và lòng từ bi đó của Ngài là vô bờ bến. Vì thế, đức Phật đã dành cho chúng ta một sự quan tâm ưu ái đặc biệt, đó là thuyết Pháp môn Tịnh-Độ và diễn nói cho chúng ta Kinh Phật Thuyết Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ Trang-Nghiêm Thanh-Tịnh Bình-Đẳng Giác. Đó chính là duyên khởi mà chúng tôi đã trình bày với các quý vị ở trên.

Nguyên nhân thứ hai: Đức Phật chỉ bày cho chúng ta Pháp môn Tịnh Độ và Kinh này là do Thế Tôn đã dựa trên căn bản của bốn mươi tám lời thệ nguyện rộng sâu của Đức Phật A-Di-Đà và tha-lực vĩ đại của Ngài mà cho chúng ta Pháp môn Tịnh-Độ và Kinh này. Đây là nguyên nhân rất quan trong. 

Chúng ta nên nên biết! Là phàm-phu, tự-lực của mỗi chúng ta thật là nhỏ bé so với tha-lực vĩ đại bất-khả tư-nghĩ của các chư Phật, đặc biệt là của Phật A-Di-Đà. Chúng ta sống trong thế giới Ta-Bà lại ở cuối đời mạt pháp đầy phiền não, cạm bẫy chẳng khác nào như người đang phải nặn ngụp giữa biển khơi đầy sóng gió mênh mông, khó thể vào bờ kia. Vậy nếu có một chiếc tàu biển sừng sững đến, người trên tầu vất phao cứu giúp ta lên tầu để đưa vào bờ, bạn có ôm lấy phao để họ cứu giúp không?

Chắc chắn là phải chớp ngay cơ hội quý báu này để nhờ họ cứu giúp mình rồi. Cái tầu đây cũng chính là ngụ cho Phật A-Di-Đà, cái pháp Phật vất xuống cứu ta là pháp môn Tịnh-Độ đó. Cho nên, không ai đó bảo rằng không cần sự giúp đỡ đó, tôi sẽ tự tôi bơi quả biển cả mênh mông đầy sống gió lớn để vào bờ, vì chẳng có ai có đủ sức để vượt qua đến bờ kia bằng sức tự lực nhỏ nhoi của chính mình nếu không trông chờ vào tha lực vĩ đại của Phật A-Di-Đà. 

Như thế, các pháp môn Thiền, Mật, Luận v.v...chỉ có thể phù hợp với người xuất gia thời Phật còn tại thế trực tiếp chỉ dạy, hay thời Tượng pháp nương vào sự trợ giúp chỉ dạy trực tiếp của các vị Bồ tát mà thôi, đến thời kỳ Mạt pháp này thì không còn phù hợp với những người tại gia khi mà phải ngày ngày lo làm ăn, có gia đình ông bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, vẫn phải tìm cầu cho cuộc sống đời thường v.v...mà không thể ngồi yên một chỗ để tu hành các pháp môn này. Vậy, duy nhất chỉ có pháp môn Tịnh-Độ là duy nhất hợp với căn cơ, khế cơ, hoàn cảnh của xã hội, của chính họ mà thôi. 

Cho nên, đức Phật nhấn mạnh: "Nếu đời quá-khứ, hiện-tại và vị-lai các chư vị Phật muốn giúp chúng sinh giải thoát sinh-tử luân-hồi thì không thể nào khác là chỉ bầy cho họ dùng pháp môn Tịnh-Độ trì danh niệm Phật".

Các bạn đồng tu thân mến!

Khi còn là vị Bồ tát, Ngài Pháp Tạng Tỳ-Kheo (tức là pháp danh của Phật A-Di-Đà xưa), Ngài có bốn mươi tám lời nguyện rộng sâu, lời thệ hàm linh, trong đó, đặc biệt là lời nguyện thứ mười tám và mười chín trước Phật Thế-Gian Tự-Tại-Vương Như-Lai rằng: “Lúc con làm Phật, mười phương chúng sinh nghe danh hiệu con, hằng nhớ nước con, phát tâm Bồ-Đề kiên cố không thoái chuyển, trồng các cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sinh về cõi nước Cực-Lạc của con thảy sẽ được toại nguyện. Nếu các đời trước vốn tạo các nghiệp ác, nghe danh hiệu con liền tự sám-hối, vì Đạo làm lành, thụ trì Kinh giới, nguyện sinh nước con, đến khi mạng chung không còn đọa lạc vào ba đường ác, liền sinh về nước của con. Nếu không được như vậy, con thề không thành Chánh-Giác”.

Những lời thệ nguyện cao tột ấy của Ngài đã được Phật thế gian tự tại vương Như Lai chấp nhận và lại được tất cả các chư vị Phật ở khắp mười phương đều đồng thanh khen ngợi. Sau khi được thành Phật, Ngài lấy hiệu là A-Di-Đà và suốt năm tiểu kiếp đằng đẵng Ngài đã ra công xây dựng Đạo tràng Tây phương Cực-Lạc tuyệt đẹp, thù thắng không có nơi nào có thể sánh bằng. Từ đó đến nay đã thu hút vô lượng vô biên không sao tính kể các vị Bồ tát và mọi chúng sinh ở khắp mười phương thế giới về Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà. Cho nên chúng ta thấy ở bất cứ đâu, mọi người từ vua, quan đến các người dân thường, câu đầu tiên chào nhau là: A-Di-Đà Phật! Người già cũng câu A-Di-Đà Phật! Người trẻ cũng câu: A-Di-Đà Phật! Và lành thay, ngay cả các cháu trẻ nhỏ cũng bập bẹ câu: A-Di-Đà Phật! Đó là sự chỉ rõ tự tánh A-Di-Đà ở trong mỗi người chúng ta, chúng ta chào tự tánh A-Di-Đà đó. Nhưng khi chúng ta niệm danh hiệu của Ngài thì phải niệm đủ sáu chữ hồng danh: Nam mô A-Di-Đà Phật đúng như Phật Thích-Ca Mâu-Ni và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, đức Đại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát đã chỉ dạy rõ trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật. Trong Kinh đây Phật còn nói mười phương Phật cũng đều nói niệm: Nam mô A-Di-Đà Phật! Thế mới biết sáu chữ hồng danh Nam mô A-Di-Đà Phật có uy phong, thần lực và sự hấp dẫn không thể nghĩ bàn! 

Hiện nay có một số người không chuyên sâu nghiên cứu Kinh điển của Phật, chẳng hiểu lời Phật dạy nên chỉ niệm bốn chữ A-Di-Đà Phật. Nếu niệm bốn chữ A-Di-Đà Phật thì là chỉ gọi đến tên Ngài mà thôi, còn đó không phải là niệm Danh hiệu của Ngài. Như Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật và Kinh A-Di-Đà thì cả Phật Thích-Ca Mâu, Ni, đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Đại Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát cả mười phương các chư vị Phật đều dạy chúng ta phải niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A-Di-Đà Phật. Trong Kinh vẫn nói: 

                Quy mạng lễ A-Di-Đà Phật
                Ở phương Tây thế-giới an lành
                Con nay xin phát nguyện vãng sinh
                Cúi xin đức từ-bi tiếp độ.

Vậy thử hỏi bạn, "quy mạng lễ A-Di-Đà Phật" thì "quy mạng" chẳng phải là hai chữ "Nam mô" sao? Bạn gọi tên Ngài mà không quy mạng Ngài, chẳng mong muốn trao thân gửi mạng cho Ngài, một lòng một dạ mong về Tây phương thì gọi tên Ngài để làm gì khiến Ngài thêm nóng ruột? Tụng như thế là không trang nghiêm, không đủ tâm chân thành, chẳng có lòng quy mạng về với Phật nên khó có thể nói là thành tựu. Nếu ai nói sai lời Phật dạy thì dù chết bạn cũng không thể nghe theo, Phật dạy dù thịt nát xương tân người con Phật vãn phải bảo vệ đến cùng. Đó mới là Phật-tử chân chính. 

Cho nên trong kinh Phật nói pháp môn này dễ mà không mấy ai vào, người tu nhiều mà thành tựu ít là điều rất dễ hiểu. 

Các quý vị đồng tu thân mến!

Pháp môn tu Tịnh-Độ trì danh, niệm Phật A-Di-Đà và Kinh Phật Thuyết Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ Trang-Nghiêm Thanh-Tịnh Bình-Đẳng Giác mà đức Phật đã giới thiệu, chỉ bày cho chúng ta nó là pháp môn phù hợp cho mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội, từ người giầu đến kẻ nghèo, từ vua quan đến người dân lao động bình thường, từ bậc trí thức đến người hạ căn, từ thành thị đến nông thôn. Cao hơn nữa, nó còn có điều thù thắng chính là: Nó luôn luôn phù hợp với mọi căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ lại vô cùng tiện lợi, dễ dàng cho chúng ta tu hành nhanh chóng đạt kết quả. Đức Phật đã đem pháp quý báu này dạy chúng ta, nếu cứ y giáo phụng hành thì nhất định thành tựu, khi lâm chung sẽ được Phật A-Di-Đà và Đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tới tiếp dẫn về Tây phương cực lạc, thế giới tuyệt vời của Ngài.

Đức Phật cũng lại khuyên mọi người chúng ta hãy in ấn, biên chép, đọc tụng Kinh này, phổ biến sâu rộng pháp môn Tịnh-Độ không những để cho mình tu hành mà còn để tạo được công đức, cúng dường cho người khác để rồi họ cũng có được lợi ích như chính mình nữa. Đó chính là Đại-thừa trong Đại thừa mà đức Phật khuyến thỉnh mọi người nên thực hành.

Các bạn đồng tu thân mến! 

Các thiện-tri-thức xưa hiểu đạo lý này đã nói: “Thiết giả thường trụ lưu thủy tăng”. Tạm dịch là: "Người xuất-gia là phải làm cho Phật pháp lưu chảy không ngừng". 

Trong Kinh Phật Thuyết Pháp Diệt Tận, hay Kinh Pháp-Hoa đức Phật nói thời kỳ Mạt-Pháp đã xuất hiện ngày càng nhiều vị Tăng-thượng-mạn, chẳng những không chịu nghiên cứu, học hỏi Phật pháp, Kinh điển lại chẳng giữ giới, ham vui ngũ dục, chưa chứng nói là mình đã chứng, chứng ít nói chứng nhiều v.v.. khi Phật tại thế, họ không giám biểu lộ mà chuyên che giấu lỗi quấy của mình, nay khi Phật đã nhập diệt họ cho đây là thời cơ để thỏa lòng mình. Số này ngày càng đông như Kinh nói nhiều như số cát sông Hằng. Họ vì không chịu nghiên cứu Kinh điển, không khép mình trong giới luật, không có trình độ Phật pháp và cũng chẳng có tâm hoằng-pháp lợi sinh.

Đã vậy các vị này lại sợ nếu hàng Cư-sỹ tại-gia, những người có tâm đức lại giữ giới, chuyên tâm học tập nghiên cứu Kinh-điển, luôn luôn chăm lo đi hoằng-pháp lợi sinh thì hình ảnh của họ rồi sẽ bị lu mờ và mất uy tín. Vì thế, họ đã tìm mọi cách mê hoặc mọi người và tự đưa ra các quan niệm tai hại, sai trái cho là việc hoằng-pháp lợi sinh là thuộc về duy nhất người xuất-gia. Họ tự nói (nhưng lại cho đây là lời Phật nói), rồi câu kết với nhau chui sâu vào Tăng đoàn, phá hoại Phật pháp, ngăn cản các vị Pháp-Sư đi hoằng-dương Chánh-Pháp. Đúng vào lúc đó thì đã xuất hiện vị đại Bồ-Tát Duy-Ma-Cật, hiện thân là một Cư-sỹ tại-gia cổ súy mãnh liệt cho tư tưởng đại-thừa hoằng dương Chánh-Pháp.

Hiện nay là thời Mạt-pháp xuất hiện nhiều hàng Tăng-Thượng-mạn, ma, quỷ, họ lại còn trưng ra là nào là có bằng tiến sỹ là chức sắc Hòa-thượng, Thượng-tọa hay Đại-đức đã tuyên truyền nói rằng không có Tịnh-Độ Tây phương Cực-Lạc và Phật A-Di-Đà. Họ là lên các pháp đàn nói bậy, họ đâu sợ xuống địa-ngục hay phải đầu thai là loại ngạ-quỷ, súc sinh v.v.. nên mặc sức mà phỉ báng chính pháp. Chúng ta nên biết! Họ chính là sứ giả của Ma-vương nay lộn lại để phá hoại Phật pháp. Điều nà đức Phật đã đoán biết được từ ngay khi Ngài còn tại thế, vì thế, khi xưa ngài A-Nan trước lúc Phật nhập Niết-Bàn ngài A-Nan đã hỏi Phật hai điều: 

“Một là: Khi Phật tại thế, Thế-Tôn là thầy chúng con, vậy khi Như-Lai nhập diệt thì ai là thầy của chúng con? 

Hai là: Khi Thế-Tôn đi rồi, hàng Tăng Thượng-Mạn rẫy đầy, chúng không giữ giới, lại càng hay hủy báng chính pháp. Vậy chúng con phải làm thế nào để đối phó với họ?”

Đức Phật đã dạy rõ: “Sau khi Như-Lai nhập diệt, các con hãy lấy giới mà ta chế ra, chỉ dạy để làm thầy. 

Khi ta đi rồi, với những hàng Tăng-thượng-mạn thì tốt nhất hãy lờ không thèm để ý đến họ. 

Các con hãy lấy Kinh điển giáo lý, giới luật của ta mà đốt đuốc sáng để đi hỡi những người con yêu quý của ta!

Các bạn đồng tu thân mến! 

Chúng ta học Kinh điển giáo lý nhà Phật thì đã biết, mỗi người một nghiệp, nghiệp của họ làm sẽ dẫn họ đi vào con đường khổ, còn nghiệp của ta đã trao thân cho Phật A-Di-Đà thì ta sẽ về Cực-Lạc. Chúng ta quết không để họ dụ dỗ nghe theo mà bị sa hố. 

Nam mô A-Di-Đà Phật. 

Các bạn có biết tại sao họ lại thi nhau nói bậy không? Vì họ tu theo tiểu-thừa, không giữ giới, ham của cúng dường, ngà đêm vui trong ngũ dục nên đang run sợ vì đa số phật-tử ngày nay có trình độ, có nhận thức rất tốt, đều tu theo Pháp môn Tịnh Độ đại-thừa nên khi học giáo lý Kinh điển đại-thừa nên nghe Phật dạ không gần gũi họ, khiến họ mất đi ảnh hưởng, ít người đến cung phụng cúng dường nên tìm mọi cách phá hoại Phật pháp tấn công và phủ nhận pháp môn niệm Phật mà nói lời bất kính như vậy. Họ là những người thật là đáng thương thay! Họ càng làm vậy càng bị cô lập hơn mà thôi. 

Như trên đã nói, đức Phật dạy chúng ta với hàng Tăng-thượng-mạn tốt nhất là ta lờ họ đi, không để ý đến họ. Chúng ta đã biết! Ngay thời Phật tại thế, loại người này đã có xuất hiện rồi, chỉ có điều không giám ra mặt hoành hành mà thôi! Khi Phật thuyết Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa đã có 5000 vị Tỳ-kheo, Tỳ kheo-Ni là hàng Tăng-thượng-mạn đã đứng dậy chào Phật mà đi. Phật lặng im không giữ. Nay thời Mạt-pháp họ lại quay đầu trở lại để phá hoại Phật pháp thì đâu có gì là lạ phải không các bạn? Thiện tai! Thiện tai! 

Các bạn đồng tu thân mến! 

Con đường chúng ta đã chọn, cứ vậy chúng ta thẳng tiến mà đi, chẳng cần nhìn về phía sau để khỏi mất thời giờ, nhanh mà đi đến đích, đã có chư Phật chư đại Bồ-Tát, sẽ chứng minh cho chúng ta. 

Tôi biết hiện nay nhiều bạn khi được chứng kiến cảnh đau lòng này đã không kìm được sự bức xúc, tức giận nên tỏ thái độ phản đối để cho họ biết. Nhưng đạo Phật là từ bi, các bạn hãy khởi tâm nhẫn, thương xót họ mà lập thệ nguyện rằng: "khi con được về Tây phương Cực-Lạc tu thành Bồ-Tát Bất-Thối, thành Phật, con sẽ xuống địa ngục để độ họ, cứu vớt họ".

Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-Tát. 

Chúng con nay vì chánh pháp nên phải vào nhà lửa để lột áo Tà ma, ngoại đạo, Ác Ma, bắt chúng hiện nguyên hình. Con xin dùng lửa Tam-muội mà đốt đi các bằng Tiến sĩ rởm ngày nay để chúng không tự tưng tung, tự tác được! Vậy con nay xin có vài lời này ngưỡng mong các đấng Thế-Tôn thùy từ chứng giám.

Các bạn đồng tu thân mến! 

Chúng ta ai cũng biết! Kinh Phật thuyết đại-thừa Vô-Lượng Thọ hay Kinh Pháp-Hoa và pháp môn tu hành Tịnh Độ niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà là từ kim khẩu của Phật Thích-Ca Mâu-Ni và đức Quán-Thế Âm Bồ-Tát, Đại Thế-Chí Bồ-Tát, Đại-Hạnh Phổ-Hiền và mười phương chư Phật thuyết ra. Như ngài A-Nan đã nói hộ chúng con: “Mặt trăng mặt trời còn có thể rơi, núi Diệu Cao còn có thể lung lay còn lời Phật dạy không bao giờ hư dối. Vì sao? Vì ba nghiệp thân, khẩu, ý của Phật đã tuyệt đối thanh tịnh.”

Vì thế, chúng con nay mượn chầy Kim-Cang của các đấng Thế-Tôn mà đập tan bức tường Ma, Qủy đã dựng lên hòng muốn ngăn bánh xe Pháp-luân, Kinh điển Đại-thừa, pháp môn niệm Phật A-Di-Đà lăn xa hơn. 

Chúng con cũng rất rõ là tội mà họ mắc phải này sẽ dẫn họ đọa vào địa ngục A-Tỳ chúng con nguyện dùng chước phương tiện độ họ sau này ra khỏi đó, thề không buông bỏ họ. 

Các quý vị đồng tu thân mến!

Đấy là lý do mà chúng tôi cho in cuốn Kinh Phật Thuyết Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ Trang-Nghiêm Thanh-Tịnh Bình-Đẳng Giác này và viết phần chú giải để giúp các quý vị mới bước vào cửa Tịnh-Độ dễ dàng trong việc học tập tu hành. Chúng tôi biết mình tài đức còn sơ, nhưng thấy làm được gì lợi ích cho mọi người thì cũng xin hoan hỷ để làm. Vậy nếu có gì thiếu sót, kính mong các vị minh sư, các vị đồng tu chỉ bày và thông cảm cho!

Chúng tôi đã được thích nữ Linh-Hảo và sư cô Trúy-Hằng ở tự viện Linh-Sơn thế giới (Pháp) đã tạo nhân duyên, phúc lành cho chúng tôi cuốn Kinh này và các bài giảng về pháp môn trì danh, niệm Phật của thầy Tịnh-Không qua đĩa DVD. Chúng tôi cũng được các thầy tạo phúc đức, nhân duyên là được học pháp môn Tịnh-Độ này và được đọc tụng Kinh Phật A-Di-Đà trước đây của thầy Thích-Thiện-Hoa cùng với việc đã nghiên cứu cuốn Kinh Di-Đà Yếu-Giải của thầy Thích-Phước-Nhân.

Đặc biệt chúng tôi phải nói tới, đó là nhờ sự dạy bảo của ngài Pháp-Sư Tịnh-Không và của thầy Thích-Huyền-Vi bên tự viện Linh-Sơn thế giới (Pháp) ngài có chủ trương kêu gọi mọi người tu Thiền hã thực hành Thiền-Tịnh song tu ha Mật-Tịnh song tu; và qua sách của đại lão Hòa-Thượng Quảng-Khâm bên Đài-Loan. Nay nghe theo lời huấn thị của Đấng Thế-Tôn Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ngài mong muốn mọi người hãy đem Kinh điển và pháp môn này đi xa hơn nhằm làm lợi ích cho quần sinh nên chúng tôi mới mạnh dạn kiết tập lại cuốn Kinh này.

Chúng tôi cũng biết trình độ Phật pháp của mình còn có hạn, nhưng chẳng nhẽ khi phía sau mình còn biết bao nhiêu người chưa được may mắn có duyên gặp Kinh và pháp môn này mà ta lại cứ ngồi đó tu hành cho lợi ích riêng mình sao? Đó là lý do mà chúng tôi trân trọng chia sẻ với các quý vị những kết quả và thu hoạch của mình sau nhiều năm học tập và thực hành. Xin các quý đồng tu coi đây là duyên lành, là món quà trợ thêm phúc đức, nhân duyên cho quý vị với Phật đạo nói chung và với pháp môn Tịnh-Độ nói riêng. Nếu có chút công đức nào chúng tôi xin hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sinh, hướng về Đấng cha lành A-Di-Đà Phật mà dâng lên Ngài, kính mong ánh sáng vĩ đại của Ngài chạm đến tất cả thân chúng con và khi lâm chung không gì mong muốn hơn là chúng con được Phật và Đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tiếp dẫn về cõi nước Tây phương Cực-Lạc của Ngài!

Chúng tôi cho rằng đây là công trình, thành quả của cả một tập thể các thầy và của thích nữ Linh-Hảo cùng các chư vị Hòa-Thượng, Pháp-Sư cư-sỹ đã cho Phật tử Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ Tp.Hải-Phòng chúng tôi được cơ hội làm việc này. 
Đặc biệt đây là thành quả chúng tôi kính dâng lên Ngài Hòa-Thượng Pháp-Sư Tịnh-Không, người thầy đã dạy bảo chúng tôi về pháp môn Tịnh-Độ và đem đến cho chúng tôi có được phúc đức lớn là nhận Kinh Phật Thuyết Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ Trang-Nghiêm Thanh-Tịnh Bình-Đẳng Giác.

Chúng tôi xin hồi hướng công đức này của quý thầy và của chúng tôi đến Phật Thích-Ca Mâu-Ni và Phật Vô-Lượng-Thọ!
Nam mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.

Nam mô A-Di-Đà Phật.
Mùa kiết-hạ 2013

Trân trọng vô vàn!

Cư sỹ Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm