Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/06/2014, 15:29 PM

Thăm chùa Phước Duyên (Khánh Hòa) những ngày tháng 5

Diên Phước là tên một xã đồng bằng nằm ở phía Tây của huyện Diên Khánh, cách thành cổ Diên Khánh khoảng 7 km về phía Tây.

Rồng quyện xứ Trầm Hương 
Cảnh gợi tình thơ chào Diên Phước. 
Mây bay trời Phò Thiện 
Tâm nhuần ý đạo viềng Phước Duyên 
Cổng Tam quan chùa Phước Duyên (Diên Phước)

Từ Nha Trang đí khoảng hơn 15 cây số theo đường 23 tháng 10 đến Cây Dầu Đôi, Diên Khánh, rồi qua khỏi chợ Thành, qua cổng thành Đông, cổng thành Tây Diên Khánh, đến Nhà thờ Hà Dừa, tiếp tục đi về hướng Tây qua xã Diên Lạc, đến xã Diên Phước, rẻ tay phải đi thẳng về phía Hòn Một là đến chùa Phước Duyên, thuộc thôn Phò Thiện, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Diên Phước là tên một xã đồng bằng nằm ở phía Tây của huyện Diên Khánh, cách thành cổ Diên Khánh khoảng 7 km về phía Tây.

Xã Diên Phước có  các chùa:  Chùa Phước Lâm tọa lạc tại thôn Phước Tuy 2 do Đại Đức Thích Thiện Thanh làm Giám Tự, chùa Phước Long cũng ở thôn Phước Tuy 2 do Đại Đức Thích Nhật Hiếu làm trụ trì. Chùa Phước An tại thôn Phước Tuy do Thượng Tọa Thích Thiện Sanh làm trụ trì, chùa Phước Duyên tại thôn Phò Thiện do Đại đức  Thích Như Chuẩn làm trụ trì.
Toàn cảnh chùa Phước Duyên trên đồi Hòn Một (Phò Thiện - Diên Phước)
Chùa Phước Duyên do Hòa thượng Thích Huệ Đăng, Tăng Giám huyện hội Phật giáo Cổ truyền Diên Khánh, phương trượng chùa Sắc tứ Minh Thiện, thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh khai sơn kiến tạo năm 1969, cung thỉnh Hòa thượng Bổn sư Thích Bích Lâm Chứng minh. Nhằm mục đích phát triển phật sự tại huyện Diên Khánh, đồng thời tạo điều kiện cho phật tử tại thôn Phò Thiện có nơi sớm kệ chiều kinh, bỏ dữ làm lành, tu nhân hướng thiện.

Lúc đầu chùa xây cất cấp bốn, tường gạch, mái ngói, gồm có: Chính điện, Nhà Tổ, và Nhà trù tạm đủ cho Phật tử quanh vùng lui tới tụng kinh, niệm Phật.
HT.Thích Huệ Đăng - Tổ Khai sơn
Năm 1970, nhân Lễ Khánh tạ Lạc thành kiến lập Giới đàn cung thỉnh HT.Thích Bích Lâm, tái thí Đường đầu Hòa thượng truyền giới, HT.Thích Huệ Đăng làm Hóa chủ. 

Sau khi khai sơn kiến lập, HT.Thích Huệ Đăng trụ trì từ năm 1970 đến năm 1975. Sau năm 1975, HT.Thích Huệ Đăng lâm trọng bệnh, phải điều trị bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh nên cử đệ tử là ĐĐ.Thích Thiện Nhơn trụ trì từ năm 1975 đến năm 1986. Sau đó, năm 1986, ĐĐ.Thích Thiện Nhơn về quê Tuy Hòa, (Phú Yên), nên TT.Thích Thiện Thông, trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện (Thanh Minh) kiêm nhiệm trụ trì từ năm 1986 đến năm 2006.
Chánh điện chùa Phước Duyên (Diên Khánh)
Năm 2006, vì tuổi cao sức yếu nên HT.Thích Huệ Đăng trở về an dưỡng tại chùa Phước Duyên và tiếp tục trụ trì cho đến ngày Hòa thượng viên tịch.

Trong thời gian này Hòa thượng Thích Huệ Đăng tu bổ lại chánh điện, xây thêm Tổ đường, xây phòng chuẩn bị mở lớp học tình thương, đổ bê tông con đường lên đồi Hòn Một, xây tam cấp lên Đài Quan Âm, tạo cảnh Lộc Uyển, Đức Phật Nhập Niết bàn, phát triển vườn cây ăn trái chung quanh chùa. Chùa Phước Duyên trở nên phạm vũ huy hoàng trang nghiêm rộng rãi như hiện nay.

Nhưng rồi thân tứ đại mõi mòn vì cơn trọng bệnh, Hòa thượng dã thuận thế vô thường, xá bỏ báo thân, an tường viên tịch ngày 08 tháng 05 năm Ký Sửu (2009). Tháp Tổ Khai sơn hiện tôn trí tại khu vườn tháp Hòn Một.
Tháp Tổ Khai sơn HT.Thích Huệ Đăng
Sau khi Hòa thượng Thích Huệ Đăng viên tịch, HT.Thích Trí Tâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương, Trưởng Môn phong Nghĩa Phương cử ĐĐ.Thích Như Chuẩn làm trụ trì thừa kế chăm nom hương khói cho cố Hòa thượng Bổn sư Thích Huệ Đăng và hướng dẫn phật tử địa phương tụng kinh, niệm Phật.

Thật đúng là:

Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng 
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền. 
 Quan Âm lộ thiên trên đồi Hòn Một
Giờ đây, những ngày tháng 5 về thăm lại Phước Duyên, chùa xưa còn đó, pháp lữ còn đây, nhưng Thầy đã trực đáo Tây quy.

Những tưởng duyên hóa độ còn lâu hơn nữa, 
Nào ngời đâu, sớm Lạc cảnh quy Tây…

Nhớ ngày nào, oai nghi đỉnh đạt,  vang bóng một thời nhưng rồi thân tứ đại vô thường, nhứt tức bất hồi thiên thu vĩnh biệt…

Thật đúng là:

Rồng quyện xứ Trầm Hương
Cảnh gợi tình thơ chào Diên Phước.
Mây bay trời Phò Thiện
Tâm nhuần ý đạo viềng Phước Duyên 
Mái chùa Phước Duyên
Đức Phật nhập Niết bàn trên đồi Hòn Một

Trí Bửu – Tháng 5 Giáp Ngọ nhớ sư huynh…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm