Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/07/2022, 07:57 AM

Thân khẩu ý an lạc và thệ nguyện an lạc

Ở giai đoạn đầu thực tập pháp Phật, nỗ lực tu tập hoàn tất hạnh Thanh văn, an trụ Niết-bàn của thế giới vô sanh.

Nhưng đến hội Pháp hoa, Phật dạy sự thật rằng thế giới vô sanh chỉ là trạm dừng chân tạm thôi, gọi đó là Hóa thành, nên phải có sự chứng đắc kế tiếp là từ vô sanh hiện lại thế giới sanh diệt.

Việc này rất quan trọng nên ở giai đoạn hai, Phật tặng cho viên minh châu trên búi tóc là trí tuệ. Nghĩa là giai đoạn hai, hành Bồ-tát đạo phải có hiểu biết, có đôi mắt sáng thì chúng ta nhìn đời biết nó diễn biến thế nào để sống thích nghi nên phiền não không sanh và tạo được lợi ích cho xã hội.

Ta muốn đủ thứ, mà Phật nói khởi ham muốn là khổ và được rồi đã khổ mà giữ nó càng khổ hơn.

Ta muốn đủ thứ, mà Phật nói khởi ham muốn là khổ và được rồi đã khổ mà giữ nó càng khổ hơn.

Như vậy, giai đoạn một, thực hiện trọn vẹn hạnh Thanh văn mới được thiền định, giải thoát, Niết-bàn là vào được thế giới vô sanh. Nhưng giai đoạn kế tiếp, phải thực hiện Bồ-tát hạnh nghĩa là từ vô sanh hiện sanh, tức chúng ta từ thiền định trở lại cuộc sống thực tiễn của con người. Như Phật xả định ra, thấy thân Ngài gầy yếu, vì Ngài đã sống khổ hạnh, nhịn ăn lâu ngày đến mức đi không nổi. Và xả định, hiện thân lại cuộc đời, thấy rõ khổ hạnh không phải là pháp tu đúng đắn, nhưng sống trụy lạc cũng không đúng. Ngài trở về Trung đạo là sống thực trên cuộc đời, Ngài mới trao kinh Pháp hoa để chúng ta tu tập mà đạt được quả vị Phật giống như Ngài.

Khi chúng ta hiện sanh là có cuộc sống ở nhân gian thì sẽ có vui buồn, vinh nhục, ham muốn, nên phiền não phát sanh. Ta muốn đủ thứ, mà Phật nói khởi ham muốn là khổ và được rồi đã khổ mà giữ nó càng khổ hơn. Có tài sản phải giữ nên khổ, có quyền thế sợ mất quyền, phải ráng giữ cũng khổ.

Vì vậy, Phật dạy đầu tiên phải phá phiền não. Trước mắt có đủ thứ cám dỗ, nhưng đừng để dính mắc vô. Lúc trước tu hành, chưa có thành quả gì giống như củi mục nên không ai ngó tới, nhưng nay tu được, tức có hiểu biết, có phước báu, có ngoại hình dễ nhìn thì có nhiều vấn đề xảy ra, từ đó phải khắc phục phiền não, không để lòng tham khởi lên. Bài trước chúng ta học về gã cùng tử nghèo nhưng không tham, bây giờ giàu cũng không tham. Tất cả những gì tốt đẹp mà chúng ta có để làm Phật sự, chứ không tham.

Vì vậy, tu Pháp hoa không phải bỏ hết, nhưng không tham thì được quản lý gia tài. Không phải có chùa rồi nói của mình để bo bo giữ lấy hưởng thụ là đọa.

Lúc trước, tu Thanh văn, bỏ lòng tham, bỏ sự vật, nhưng nay tu Bồ-tát đạo, có đầy đủ rồi mà không tham, mới làm được Phật sự lâu dài.

Lòng tham không có, chắc chắn chúng ta không bực tức, không buồn phiền và trí chúng ta sáng là không si mê.

Trì kinh Pháp hoa, không tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến là tu được vô tướng an lạc hạnh thì phải thấy rõ từng việc, từng người mà tùy theo sự biến chuyển của trời đất, của xã hội, chúng ta làm thích nghi đem lại lợi ích cho nhiều người, đó là pháp tu hữu tướng. Và chúng ta trở lại thực tế cuộc sống con người thì có ba việc là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, đó là ba vấn đề của hữu tướng.

Trước hết, muốn tu được, phải có thân an lạc. Trên bước đường tu cho thân an lạc, quan trọng là đem thân đặt vô chỗ an thì chúng ta được an. Nghĩa là ở chỗ không tranh chấp, mọi người cần ta, thương ta, quý trọng ta, chắc chắn ở đó ta được an. Nhưng nếu khởi ý tham, thấy ở chùa này có quyền lợi nhiều, muốn chiếm đoạt mà vô đó là nguy, là bất an. Nhiều thầy nói muốn tu, nhưng họ không cho ông tu. Tự thầy đem thân đặt vô chỗ tranh chấp thì làm sao yên được. Cứ nghĩ người ta tranh với mình, nhưng không nghĩ mình vô để tranh. Chỗ có quyền lợi sẽ có tranh chấp, ta tránh. Chỗ khó khăn, nguy hiểm, ta dấn thân làm vì lợi ích cho số đông, chắc chắn được người thương, đó là chỗ an.

Theo kinh nghiệm của tôi, lúc mới làm giảng sư vào năm 1958, các đạo hữu ở khu dinh điền giống như khu kinh tế mới bây giờ, họ về chùa Ấn Quang thỉnh giảng sư cúng lễ Vu lan. Bấy giờ không có giảng sư, lúc đó tôi là Sa-di, Hòa thượng Thiện Hoa, Trưởng ban Hoằng pháp hỏi Trí Quảng đi giảng không. Tôi đáp thầy cho đi thì con đi. Nhưng đến đó, tôi thấy rất an, vì nơi này dân chúng nghèo đói, khổ sở rất cần hình bóng nhà sư, nhỏ hay lớn không quan trọng, chỉ cần có chiếc áo sư là họ quý trọng. Ai cũng thương và bảo vệ mình thì an quá rồi. Đem thân đặt vô chỗ an thì an là ý này. Ta tới để làm gì cho nhiều người chắc chắn được an. Tới để chia quyền lợi, họ không để chúng ta an đâu.

Được an thân rồi, điều thứ hai Phật dạy là khẩu an bằng cách đừng chỉ trích pháp tu của người khác, đừng chê các tôn giáo khác. Mình lo phần mình thôi. Khi nào họ hỏi, nếu giúp được thì giúp, như vậy phải được an. Tôi thấy những thầy tu học có bằng cấp, ai cũng chê, tôn giáo nào cũng chê, pháp môn nào cũng chê, chỉ có thầy đó là nhất thì sẽ bị tất cả chống lại, làm sao an. Tốt nhất là đừng nói động đến người khác. Hòa thượng Thiện Hòa dạy tôi rằng nói ít thì lỗi ít, nói nhiều lỗi nhiều. Muốn khẩu an lạc, đừng nói, vì nói một lời mà nhiều người nghĩ khác nhau thì bất an rồi.

Thứ ba là ý an lạc. Làm gì thì làm, đừng để lòng chúng ta bực tức, buồn phiền, khó chịu. Tất cả mọi việc xảy ra trên cuộc đời để nó tự tới tự đi. Ta đứng trên dòng sông của sự sống, ta thấy mọi việc trôi qua, thấy tất cả mọi người đi qua trước mặt tôi, họ đi lần về quá khứ, xuống mồ hay lên Niết-bàn. Ta giữ tâm thanh thản như vậy là ý an lạc.

Ta có được thân, khẩu và ý an lạc rồi, Phật khuyên điều thứ tư là mình có nguyện lớn thì giữ trong lòng, khi có điều kiện sẽ làm gọi là thệ nguyện an lạc. Có những việc mình nguyện làm nhưng mình phải để đó, vì Phật, Bồ-tát mới làm được, chúng ta chưa làm được nhưng cố làm thì tự khổ trong lòng. Hòa thượng Trí Tịnh dạy rằng bây giờ tôi nói cũng không được, vì khi nào các thầy lớn mới hiểu, khi nào thành Phật thì biết. Việc gì làm được mình đừng bỏ qua. Việc chưa làm được nếu có cơ hội thuận tiện thì làm, hay đó là việc của Phật, của Bồ-tát làm, mình chờ thành Phật rồi làm.

Được đầy đủ bốn thứ an lạc của thân khẩu ý và thệ nguyện, tức xóa phiền não và phá ngũ ấm ma rồi là đã chuyển ngũ ấm thân hữu lậu trở thành năm phần Pháp thân, bấy giờ trưởng giả giao cho viên minh châu trên búi tóc, hay Phật trao cho ta kinh Pháp hoa tiêu biểu cho trí tuệ vô thượng và phước đức vô song. Không phải Pháp hoa là bộ kinh văn tự giấy trắng mực đen. Kinh Pháp hoa mà Tổ Phước Huệ muốn nói là Pháp hoa hạnh, Pháp hoa tâm mà chỉ có Phật trao được cho chúng ta. Còn Pháp hoa văn tự nói tới nói lui cũng ở trong sinh tử.

Bài giảng ngày 30-10-2021 tại chùa Huê Nghiêm

Hòa thượng Thích Trí Quảng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm