Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 25/11/2024, 14:40 PM

Hãy xem mình là khách viễn du

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu sĩ Phật giáo, sẽ chỉ còn là ký ức. Thật vậy, chưa chắc rằng người đang đọc những dòng chữ này, sẽ còn có mặt một thế kỷ sau. Thời gian trôi qua bất chấp. Chúng ta không thể quay thời gian trở lại để chuộc lỗi lầm.

Chúng ta chỉ có thể sử dụng giây phút hiện tại tốt hơn. Nhờ đó, khi những ngày cuối cùng đến, ta có thể nhìn lại và thấy rằng mình đã sống trọn vẹn, đã cống hiến, đã sống cuộc đời đầy ý nghĩa, điều đó sẽ đem lại cho ta ít nhiều an ủi. Nếu không, ta sẽ rất muộn phiền. Nhưng ta sẽ trải nghiệm điều gì, tất cả đều tùy thuộc vào lựa chọn của ta.

Cách tốt nhất để chắc chắn rằng khi ta tiến gần đến cửa tử, ta đi mà không hề hối tiếc là trong giây phút hiện tại, ta đối đãi với mọi người đầy trách nhiệm và từ bi. Thực ra, đó là vì lợi ích bản thân ngay hiện tại, chứ không phải vì nó sẽ đem lại lợi ích cho ta trong tương lai.

Như chúng ta đã biết, từ bi là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho cuộc sống của ta có ý nghĩa. Đó là cội nguồn của tất cả mọi niềm vui và hạnh phúc lâu dài. Và đó là nền tảng của tâm thiện, tâm của người hành động vì muốn giúp đỡ kẻ khác.

Chúng ta đều là lữ khách qua đường giữa đất trời

00

Bằng sự tử tế, bằng tình thương, bằng chân thật, bằng chân lý và công bằng đối với tất cả mọi người, mà ta đảm bảo sự lợi ích của bản thân. Đây không phải là vấn đề của lý thuyết dông dài, phức tạp. Đây chỉ là vấn đề của sự hiểu biết bình thường. Không thể phủ nhận rằng việc quan tâm đến người khác là việc đáng làm. Không thể phủ nhận rằng hạnh phúc của chúng ta không thể tách rời với hạnh phúc của người khác. Không thể phủ nhận rằng nếu xã hội có vấn đề, bản thân chúng ta cũng có vấn đề. Cũng không thể phủ nhận rằng tâm ta càng đầy ác ý, ta càng khổ đau. Do đó, ta có thể chối bỏ mọi thứ khác như: tôn giáo, tri thức, các hệ tư tưởng, nhưng ta không thể trốn thoát sự cần thiết của tình thương và lòng từ bi.

Đó mới chính là tôn giáo đích thực của tôi, niềm tin đơn giản của tôi. Trong ý nghĩa đó, không cần có chùa hay nhà thờ, hay giáo đường hay hội thánh; không cần có triết lý, chủ nghĩa hay chủ thuyết phức tạp. Tâm của ta, tấm lòng của ta là đền thờ. Chủ thuyết là từ bi.

Hãy yêu thương kẻ khác, tôn trọng quyền và nhân phẩm của họ, dầu họ là ai hay họ là gì: suy cho cùng, tất cả chúng ta chỉ cần có vậy. Khi nào ta có thể thực hành những điều này trong cuộc sống hàng ngày, thì không quan trọng là ta có học hay thất học, ta có tin vào Phật, Chúa không, hoặc có theo tôn giáo nào khác hay vô thần, khi nào ta còn có lòng từ bi đối với người khác và hành xử với sự kiềm chế vì hiểu biết trách nhiệm của mình, thì chắc chắn ta sẽ được hạnh phúc.

Vậy thì tại sao, khi hạnh phúc quá đơn giản, ta lại khó tìm được nó? Bất hạnh thay, dầu phần đông chúng ta đều tự cho mình là đầy lòng từ bi, ta lại phớt lờ những sự thật bình thường này.

Ta miễn cưỡng đối mặt với những suy nghĩ và tình cảm tiêu cực của mình. Không giống như người nông dân gieo trồng theo mùa, và không hề ngần ngại vun bồi cho đất khi đến thời điểm, còn chúng ta hoang phí quá nhiều thời gian cho những hoạt động vô bổ.

Chúng ta cảm thấy vô cùng tiếc nuối đối với những việc nhỏ mọn như mất tiền, trong khi bỏ qua những việc vô cùng quan trọng thì không mảy may hối hận. Thay vì hoan hỷ với cơ hội đóng góp cho ích lợi của người khác, ta chỉ vui lòng làm khi thuận tiện cho mình.

Chúng ta né tránh việc quan tâm đến người khác với lý do rằng ta quá bận rộn. Ta chạy đầu nầy, đầu kia, tính toán, gọi điện thoại và nghĩ rằng những việc này tốt hơn những việc kia. Ta làm việc này mà lo rằng nếu có việc khác đến, ta phải bỏ dở việc này. Nhưng nếu thế là ta chỉ tham dự trên các cấp bực sơ đẳng, thô ráp nhất của tâm con người. Hơn thế nữa, khi ta không quan tâm đến nhu cầu của người khác, ta sẽ không tránh khỏi việc gây hại cho họ.

Chúng ta tự nghĩ mình rất thông minh, nhưng ta đã sử dụng khả năng của mình ra sao? Thường là ta dùng chúng để đánh lừa người khác, lợi dụng họ, và làm lợi cho mình mà không kể đến thiệt hại của người. Và khi mọi thứ không xảy ra theo ý mình muốn, thì với tâm ngã mạn, ta đổ lỗi cho người về những thất bại của ta.

Tuy nhiên, hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau. Chúng giống như mật ong trên lưỡi gươm sắc bén. Dĩ nhiên, nói thế không phải để chúng ta coi thường thân mình. Trái lại, ta sẽ không giúp được ai nếu không có thân này. Nhưng ta cần tránh các cực đoan có thể gây hại cho mình.

Diệu Liên Lý Thu Linh.

Chuyển ngữ theo Considering Yourself A Tourist, tạp chí Tricycle.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm