Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/11/2019, 17:00 PM

Thản nhiên lúc lâm chung

Nếu không học thái độ buông xả đối với những gì không cần thiết trong đời thì khi phải đối diện với tuổi già, sự tiếc nuối, cô đơn, buồn chán sẽ tạo ra cảm giác rằng mình không còn ý nghĩa, bị người khác thay thế, bị thế hệ sau đẩy lùi…

 >>Góc nhìn Phật tử

Làm lại cuộc đời lúc lâm chung là tạo sự thay đổi vận mệnh trong giờ phút cuối cuộc đời. Khái niệm “lâm chung” được giới y khoa đánh giá là mấu chốt quan trọng của đời người. Khi một người bị bệnh lâm sàng, giới y khoa thường tìm cách trấn an, không cho biết đang mắc bệnh gì, nguy hiểm đến tính mạng thế nào, chết lúc nào. Thái độ của bác sĩ vẫn thản nhiên, khuyên bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường để nỗi sợ hãi không xuất hiện nơi người bệnh.

Phương pháp trấn an đó rất hiệu nghiệm với người bất an, giúp họ điều hòa cảm xúc, gạt bỏ sự lo âu, sợ hãi trong tâm trí. Phần lớn, sự bất an, sợ hãi xuất phát từ sự nuối tiếc sự nghiệp và những ưu tư không biết mình đi về đâu sau khi tắt thở. Vì thế, có người vật vã không cam lòng từ bỏ những thứ mà cả đời cực khổ dựng nên. Họ sợ hãi không biết linh hồn sẽ như thế nào, khi chẳng có chuẩn bị gì cho nó lúc còn sống.

Việc làm lại cuộc đời có ý nghĩa đầu tư, phát triển đời sống tâm linh để có sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Làm mới cuộc đời là cách cài đặt lệnh điều khiển của tâm trong tiến trình nhận thức, và chuyển hoá các phản ứng tâm lý thông qua sự biểu đạt của lời nói, ý nghĩ và việc làm.

Việc làm lại cuộc đời có ý nghĩa đầu tư, phát triển đời sống tâm linh để có sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Làm mới cuộc đời là cách cài đặt lệnh điều khiển của tâm trong tiến trình nhận thức, và chuyển hoá các phản ứng tâm lý thông qua sự biểu đạt của lời nói, ý nghĩ và việc làm.

Trong khi đó, nhiều người già lại nghĩ rằng, mình còn rất khoẻ, sống thọ, chạy theo thói quen sinh hoạt lẫn nghề nghiệp, không màng đến việc điều chỉnh tâm lý, nhận thức và hành trì để có được tiến trình tái sanh theo ý muốn. Ta phải vẽ ra tương lai ở kiếp sau bằng chất liệu của đạo đức, tuệ giác và an lạc. Ta chính là kiến trúc sư của cuộc đời mình sau này, và ta là người vừa giám sát, vừa thi công công trình đó cho đến hoàn thành, cho nên việc làm lại cuộc đời là nhu cầu lớn.

Bài liên quan

Có người đặt câu hỏi, suốt đời tôi học giáo lý Phật giáo, có niềm tin tôn giáo, chưa bao giờ làm điều xấu, sống bằng lương tâm và lý trí, luôn mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội, thì cần gì tôi phải làm lại cuộc đời trước lúc lâm chung?

Đặt vấn đề như trên, trong chừng mực nào đó, ta nghe cũng có lý. Tuy nhiên, khái niệm làm lại cuộc đời ở đây, không có nghĩa là ta chuyển đổi đời sống theo khuynh hướng từ đời sống tội lỗi trong quá khứ, trở thành tốt đẹp ở hiện tại

Việc làm lại cuộc đời có ý nghĩa đầu tư, phát triển đời sống tâm linh để có sự chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Làm mới cuộc đời là cách cài đặt lệnh điều khiển của tâm trong tiến trình nhận thức, và chuyển hoá các phản ứng tâm lý thông qua sự biểu đạt của lời nói, ý nghĩ và việc làm.

Khi công tắc của tâm tuệ giác được thiết lập trong não trạng thì sự hành hoạt sẽ đi theo quỹ đạo như là con chíp điều khiển, hay những robot được điều khiển bởi những con chíp đã lập trình sẵn. Lúc ấy, lối sống của ta được thiết lập và tuân theo sự điều hành của con chip tuệ giác này. Đường hướng của “con chíp tuệ giác” này sẽ dẫn đạo ta sống theo cách nào đó, để khi đối diện với tuổi già, ta không bị cảm giác vô vị và cô đơn chi phối. Hai cảm giác này thường làm cho người già phải đối mặt với nỗi khổ niềm đau.

Nếu không học thái độ buông xả đối với những gì không cần thiết trong đời thì khi phải đối diện với tuổi già, sự tiếc nuối, cô đơn, buồn chán sẽ tạo ra cảm giác rằng mình không còn ý nghĩa, bị người khác thay thế, bị thế hệ sau đẩy lùi…

Nếu không học thái độ buông xả đối với những gì không cần thiết trong đời thì khi phải đối diện với tuổi già, sự tiếc nuối, cô đơn, buồn chán sẽ tạo ra cảm giác rằng mình không còn ý nghĩa, bị người khác thay thế, bị thế hệ sau đẩy lùi…

Muốn chuẩn bị tốt cho đời sống kiếp sau, điều quan trọng là ta phải biết buông bỏ tất cả những gì cần buông bỏ. Việc rời bỏ sự nghiệp mà mình đã từng dấn thân suốt mấy mươi năm là điều ít khi được người đời chấp nhận. Sở dĩ không buông bỏ được là do cảm xúc của ta có tính vướng mắc. Những gì được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời, cho dù có điều kiện hay không điều kiện cũng tạo phản ứng thói quen. Phản ứng đó đẩy ta tới phía trước, cho đến khi có một cản lực nào đó chặn lại, ta mới có khuynh hướng phấn đáu để vượt qua. Cho nên, những người đối mặt với tuổi già, có người mang tâm trạng tiếc nuối, cảm giác cô đơn vì bị thay thế.

Bài liên quan

Nếu hành giả là người độc đoán, có nhiều lo lắng thì cưỡng lực nội tại của họ sẽ tạo ra sự đối kháng, làm cho người ấy có cảm giác khó chịu, mặc cho thế hệ con cháu đã tiến bộ, vượt xa thế hệ của họ nhờ những phát minh hiện đại. Họ vẫn cho rằng khả năng, kiến thức của mình, thế hệ sau không thể hơn được. Thái độ đó níu kéo con người thụt lùi, không sẵn sàng chấp nhận buông bỏ. Lúc ấy, họ cảm thấy cô đơn, tự thiết lập trạng thái tâm lý đau khổ, tự dựng lên bộ phim mà chính họ là đạo diễn, là diễn viên rồi tự độc thoại, tranh luận, tạo ra những kịch tính để giải quyết vấn đề và tự thoả mãn tâm lý phức cảm đang diễn ra.

Nếu không học thái độ buông xả đối với những gì không cần thiết trong đời thì khi phải đối diện với tuổi già, sự tiếc nuối, cô đơn, buồn chán sẽ tạo ra cảm giác rằng mình không còn ý nghĩa, bị người khác thay thế, bị thế hệ sau đẩy lùi… Tâm trạng đó dẫn ta rơi vào tình thế bị bế tắc, dòng cảm xúc bị đóng băng, hay có thái độ nhìn cuộc đời theo cách nhà Nho nói: “ngũ thập tri thiên mệnh”, tức là đến tuổi năm mươi là đã biết vận mệnh an bày.

Con người có khuynh hướng an phận thủ thường, vì cảm thấy chán ngán khi phải đối đầu, va chạm, tiếp xúc và giải quyết nhiều bế tắc, hoặc có thái độ bảo hòa sao cũng được.

Ta phải cắt đứt quan niệm “luật trời” để thấy được tiến trình nhân quả diễn ra một cách hữu hiệu, đa chiều, loại trừ lẫn nhau giữa những hạt giống tốt xấu, hoặc trung tính mà ta tạo ra có ý thức, hoặc vô ý thức trong thời gian có mặt trong cuộc đời. Không để cho tiến trình nhân quả đẩy ta vào sự lựa chọn bất đắc dĩ, bởi trong trạng thái bất đắc dĩ, con người thường có thái độ ngao ngán với thân phận bạc bẽo, nhân tình thế thái đen bạc, những nỗi khổ, niềm đau, sự bất hạnh, những khó khăn, hoặc những tai ách...

Ta phải cắt đứt quan niệm “luật trời” để thấy được tiến trình nhân quả diễn ra một cách hữu hiệu, đa chiều, loại trừ lẫn nhau giữa những hạt giống tốt xấu, hoặc trung tính mà ta tạo ra có ý thức, hoặc vô ý thức trong thời gian có mặt trong cuộc đời. Không để cho tiến trình nhân quả đẩy ta vào sự lựa chọn bất đắc dĩ, bởi trong trạng thái bất đắc dĩ, con người thường có thái độ ngao ngán với thân phận bạc bẽo, nhân tình thế thái đen bạc, những nỗi khổ, niềm đau, sự bất hạnh, những khó khăn, hoặc những tai ách...

Quan niệm “thiên mệnh” là thái độ sai lầm, theo cách cho rằng: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”. Cái lưới vô hình của nhà trời giăng bủa khắp nơi, khắp chốn, ta không thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng dòng cảm xúc, ý nghĩ và hành động, việc làm của ta như thế nào đều bị phủ vây. Hạnh phúc, khổ đau, hên xui, may rủi, thành công, thất bại đều được thiết lập từ cái lưới trời mông lung đó.

Chính vì quan niệm “thiên mệnh” ấy, con người dễ dàng an phận. Người nào đã từng sống với chủ nghĩa duy ý chí, nỗ lực rất nhiều để mong đạt được những giá trị và sau nhiều nỗ lực vẫn thất bại thì khái niệm về lưới trời, thiên mệnh, định mệnh dễ được hình thành chân lý. Cho nên ta cần thực tập tuệ giác để khi gặp phải những bất trắc, ta không rơi vào khuynh hướng tiêu cực và bế tắc.

Bài liên quan

Vấn đề làm lại cuộc đời ở tuổi già là nhu cầu lớn. Ta phải cắt đứt quan niệm “luật trời” để thấy được tiến trình nhân quả diễn ra một cách hữu hiệu, đa chiều, loại trừ lẫn nhau giữa những hạt giống tốt xấu, hoặc trung tính mà ta tạo ra có ý thức, hoặc vô ý thức trong thời gian có mặt trong cuộc đời. Không để cho tiến trình nhân quả đẩy ta vào sự lựa chọn bất đắc dĩ, bởi trong trạng thái bất đắc dĩ, con người thường có thái độ ngao ngán với thân phận bạc bẽo, nhân tình thế thái đen bạc, những nỗi khổ, niềm đau, sự bất hạnh, những khó khăn, hoặc những tai ách... Những điều ấy làm con người mong mỏi vào sự trợ giúp của Thượng đế và các Thần linh.

Hiện nay có không ít Phật tử đến chùa lễ Phật, tụng kinh, bái sám với thái độ nhất Tần, xem Phật như thần linh. Có Phật tử mua nải chuối, nhang thơm đặt lên bàn thờ Phật rồi quỳ lạy, van xin Phật ban cho đủ điều, đủ thứ. Cũng có người vì đau khổ, bức xúc rồi quên mất mình là Phật tử đã học giáo lý và hiểu về nhân quả. Vẫn biết trong tiến trình nhân quả không có ai đóng vai trò trung gian can thiệp vào khổ đau hay hạnh phúc. Một số Phật tử cứ thần linh hóa đức Phật cầu nguyện Phật giúp cho mình đạt được điều này, việc kia. Khi lạy Phật xong, dùng hai tay áp vào tượng Phật rồi xoa lên đầu mong Ngài truyền cho sự linh thiêng hay ban bố điều tốt đẹp.

Tất nhiên, lòng tôn kính chư Phật mang lại cho người Phật tử ấy phước báu nhất định. Nếu nghĩ là đức Phật trao truyền sự mầu nhiệm, vượt qua bế tắc trong cuộc đời là không chuẩn xác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm