Thân trung ấm là gì?
Thân trung ấm là trạng thái trung gian hoặc khoảng không gian mà chúng ta sẽ trải nghiệm giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo.
Thân trung ấm là gì?
Thân trung ấm (tiếng Phạn: Antarābhava – Bardo) hay thân trung hữu là một thuật ngữ nói về trạng thái trung gian hoặc khoảng không gian mà chúng ta sẽ trải nghiệm giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo. Đó là khoảng thời gian chuyển trạng thái khi mà tâm và thân đã tách rời độc lập, không còn liên kết với nhau nữa.
Ấm hay uẩn tức là chỉ ngũ ấm hay ngũ uẩn, là năm yếu tố sắc thọ tưởng hành thức, tổ hợp nên chúng sinh trong tam giới. Chúng ta có thể hiểu nôm na là sự sống sau khi chết, trước khi thần thức của con người đi tái sinh vào nơi mà mình có thể khế hiệp với nghiệp của mình trong sáu cõi.
Tại sao lại có quan niệm 49 ngày sau khi chết?
Thân trung ấm nếu có phước báo thì lấy hương thơm làm thức ăn để bồi dưỡng, còn thân trung ấm không có phước báo thì lấy mùi xú uế làm thức ăn.
Thân trung ấm không có xác thịt mà chỉ lấy tư tưởng làm thân. Thân trung ấm đều có thần thông, nó có thể trông thấy những gì mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.
Thân trung ấm kéo dài bao lâu trước khi đi tái sinh?
Theo Đại Tỳ Bà Sa Luận: “Người mất trong khoảng bốn mươi chín ngày là thân trung ấm”.
Vì trong thời gian ở lại với cõi Trung ấm này, thần thức của họ vẫn còn tính con người, họ đã về nhà và cũng muốn sinh hoạt với mọi người trong gia đình, thế nhưng những điều họ muốn không ai có thể đáp lại lời mong cầu của họ. Mãi đến khi họ muốn hiện hình trong tấm gương hay nắm lấy một vật gì thì giờ đây họ biết mình không còn tồn tại ở thế gian này nữa.
Trong thời gian này, thân trung ấm nếu chưa tìm thấy được nơi mình tái sinh thì nó sẽ chết đi và sống lại sau bảy ngày, sau đó thần thức sẽ chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi thần thức đi tái sinh.
Giờ đây đối với họ chỉ là bản tình ca du dương trong cuộc đời, họ hồi tưởng lại những việc thiện, việc ác của mình đã làm. Nếu vong linh đã từng tạo các phước đức, tu tập tâm linh thì có những cảm giác an lành, thanh thản và sẽ dễ tìm đường tái sinh cõi lành. Ngược lại, vong linh sinh thời từng làm việc ác, sống một đời sống bỏn xẻn, gây tội ngũ nghịch,… thì luôn bị hình ảnh khổ đau, sợ hãi và sẽ tái sinh vào ba đường ác.
Mời quý Phật tử xem thêm video: Vong linh trong quan niệm Phật giáo:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm