Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 24/08/2020, 08:16 AM

Tại sao lại có quan niệm 49 ngày sau khi chết?

Sự thật về 49 ngày theo quan niệm dân gian cho rằng linh hồn vẫn còn quanh quẩn. Có thể họ còn lưu luyến với cõi trần hoặc muốn nhắn nhủ với gia đình, người thân. Vậy trong triết lý đạo Phật, 49 ngày có thật sự tồn tại hay không? Hay đó chỉ là những sự tưởng tượng trong tín ngưỡng dân gian.

Hỏi đáp về thân trung ấm

Tại sao lại có quan niệm 49 ngày?

Con người sau khi chết có phải là kết thúc tất cả? Liệu rằng linh hồn của con người còn tồn tại sau khi chết hay không? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Và đây là một vấn đề ngay cả khoa học hay các niềm tin tôn giáo đều chưa thể lý giải chính xác.

Theo quan niệm dân gian, sau khi chết, linh hồn lìa khỏi cơ thể và còn quanh quẩn nơi mình sống trong khoảng 49 ngày. Đây chính là khoảng thời gian quan trọng đối với người đã khuất. Trông khoảng thời gian này, linh hồn con người vẫn còn những lưu luyến, đau khổ với cuộc sống trần gian. 

Nhiều người cho rằng linh hồn người đã khuất vẫn có thể biết được những hành động, suy nghĩ, nghe được tiếng nói của người đang sống. Sau 49 ngày, linh hồn đa số sẽ được đầu thai thành một kiếp sống khác.

Người muốn đầu thai trở lại thành người cần thực hiện ngũ giới và tam quy một cách trọn vẹn. Đồng thời, khi còn sống, người đó cần phải sống chân chính, không phạm tội ác, gian xảo, lọc lừa…

Người muốn đầu thai trở lại thành người cần thực hiện ngũ giới và tam quy một cách trọn vẹn. Đồng thời, khi còn sống, người đó cần phải sống chân chính, không phạm tội ác, gian xảo, lọc lừa…

Cơ hội giải thoát của vong linh trong 49 ngày

Quan niệm của đạo Phật về 49 ngày

Đạo Phật cho rằng chết không phải là hết. Linh hồn chỉ ở tạm thân xác hiện tại. Là sự chuyển tiếp từ thân xác này sang thân xác khác. Nếu người chết rơi vào giai đoạn trung ấm, họ chưa thể rời khỏi cuộc sống hiện tại, mà cứ quẩn quanh và lưu luyến. Linh hồn có thể cảm thấy tức giận, uất ức hoặc rơi vào trạng thái sợ hãi. 

Theo kinh Phật, con người không trải qua khoảng thời gian 49 ngày sau khi mất. Khi quyên sinh, con người lập tức được tái sinh về cảnh giới. Những người ác, tụ nghiệp được tái sanh về địa ngục. Người sống thiện, tạo nhiều phước lành thì chết sớm được đầu thai. 

Để người mất có thể được đầu thai, quan niệm của đạo Phật có nhiều điều ý nghĩa. Đó là gia đình, người thân nên ăn chay, niệm Phật, tụng kinh,…Từ đó, hồi hướng người mất sanh về cõi lành. Cộng với đó, gia chủ cũng nên hành thiện, tích đức, không làm điều xấu, sát sinh. Nếu mang thêm tội sẽ làm cho người chết khó có thể đầu thai theo cảnh giới tốt đẹp. 

Sau khi người đã mất, gia đình và thân nhân nên tiếp tục tụng kinh niệm Phật. Đó là điều tốt nhất cho vong linh. Đây là sự thể hiện tấm lòng từ bi, bao dung của người Phật tử. Sau khi tụng kinh, người thân cũng nên cầu nguyện cho linh hồn được giải thoát. 

Đạo Phật cho rằng chết không phải là hết. Linh hồn chỉ ở tạm thân xác hiện tại. Là sự chuyển tiếp từ thân xác này sang thân xác khác.

Đạo Phật cho rằng chết không phải là hết. Linh hồn chỉ ở tạm thân xác hiện tại. Là sự chuyển tiếp từ thân xác này sang thân xác khác.

Tiếp tục cầu siêu cho người chết sau 49 ngày có được không?

Sự giác ngộ, giải thoát là điều an lành nhất của con người

Theo quan điểm của Phật giáo, người muốn đầu thai trở lại thành người cần thực hiện ngũ giới và tam quy một cách trọn vẹn. Đồng thời, khi còn sống, người đó cần phải sống chân chính, không phạm tội ác, gian xảo, lọc lừa…Ngoài ra nên có sự sám hối với những sai lầm mình đã gây ra. 

Cho dù thật sự có khoảng thời gian 49 ngày hay không thì điều quan trọng nhất vẫn là tâm thức của chúng ta lúc còn sống. Đó chính là điều quyết định ngã rẽ khi chuẩn bị được tái sinh. Sự giác ngộ, giải thoát cho chính mình, không hối tiếc với những gì đã làm chính là cách tốt nhất để tâm hồn thanh thản lúc ra đi. 

Con người không còn phải vướng bận chuyện gì. Và linh hồn cũng không còn lý do gì để vương vấn nơi chốn cũ. Giả sử sau 49 ngày linh hồn vẫn chưa được đầu thai thì chuyện gọi hồn có nên hay không? Chắc chắn là không. Bởi lẽ, con người đã quên sạch quá khứ. Người chết cứ mãi vương vấn thân xác cũ hoặc lưu luyến người thân nên không chịu rời đi. Điều đó càng làm chậm trễ quá trình đầu thai. 

Xem thêm video "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phúc báo của việc tín thọ giới luật

Kiến thức 07:05 23/04/2024

Thuở xưa Đức Phật diễn nói Kinh Pháp cho hàng trời người ở tại Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức. Bấy giờ có hai vị Khất Sĩ mới xuất gia ở thành Vương Xá và muốn đến bái kiến Đức Phật. Tuy nhiên, ở khoảng giữa của hai nước đó đều chẳng có người sinh sống.

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Xem thêm