Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/08/2020, 15:32 PM

Tháng bảy mùa hiếu - Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên)

Báo hiếu theo lời Phật dạy, ở tuổi thiếu niên, chúng ta phải siêng năng học tập cho tương lai tươi sáng. Ở tuổi thanh niên, khi đã có sự nghiệp, bản thân mình cần phải hiếu dưỡng cha mẹ một cách tự nguyện.

Mùa Vu Lan: Cùng học cách báo hiếu cha mẹ đúng Pháp

Thời gian của mùa báo hiếu

Mùa báo hiếu trong Phật giáo Bắc truyền bắt đầu từ 01 – 30/7 Âm lịch. Theo truyền thống lâu đời tại Việt Nam, từ ngày 01 – 15/7 Âm lịch, các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc khai Kinh Vu-lan-bồn, Kinh Báo hiếu công ân cha mẹ, 15 ngày còn lại của tháng 7 Âm lịch thì thọ trì, đọc tụng Kinh Địa Tạng.

Mùa hiếu hạnh 2020

Lễ Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Lễ Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Lễ báo hiếu cha mẹ là văn hóa ứng xử của những người con thảo, cháu hiền trên giáo lý tri ân, báo ân. Năm 2020, đại dịch COVID-19 2 lần xuất hiện tại Việt Nam buộc toàn thể Giáo hội Phật giáo Việt Nam bất đắc dĩ triển khai các công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và Đại lễ Vu-lan online – một điều chưa từng có trong suốt 2.564 Phật lịch, mà đại lễ Vu-lan là lễ hội Phật giáo lớn nhất nhì của các quốc gia theo truyền thống Bắc truyền, cụ thể là Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Mục đích của hiếu hạnh

Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên).

Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên).

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tất cả người con Phật đều không quên ôn đọc lời Phật dạy về hiếu hạnh, vì đó là đạo làm người. Đạo làm người theo tinh thần Đức Phật truyền dạy có 4 khía cạnh[1]: (i). Ơn ông bà, cha mẹ; (ii). Ơn sư trưởng; (iii). Ơn tổ quốc; (iv). Ơn chúng sinh.

Mùa hiếu hạnh không chỉ là hình thức trong tháng 7 Âm lịch, mà còn là lối sống của Phật giáo đồ. Dù là người xuất gia hay Phật tử tại gia, cần nhớ rõ nguồn cội của chính mình từ cha mẹ, cha mẹ sinh ra từ ông bà… chứ không phải từ trời, thần mà sinh ra. Chính vì vậy, nhớ ân sinh thành, dưỡng dục và tạo dựng hạnh phúc tương lai cho con thảo cháu hiền là điều phải có trong đạo làm người.

Báo hiếu thế nào?
Vu Lan bồn là ngày lễ báo hiếu vô cùng cao đẹp của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con hiếu trên thế gian này. Ảnh: Thích Ngộ Trí Viên và Mẹ.

Vu Lan bồn là ngày lễ báo hiếu vô cùng cao đẹp của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con hiếu trên thế gian này. Ảnh: Thích Ngộ Trí Viên và Mẹ.

Xuất gia sau khi báo hiếu cha mẹ có quá trễ không?

Báo hiếu theo lời Phật dạy, ở tuổi thiếu niên, chúng ta phải siêng năng học tập cho tương lai tươi sáng. Ở tuổi thanh niên, khi đã có sự nghiệp, bản thân mình cần phải hiếu dưỡng cha mẹ một cách tự nguyện. Dù cha mẹ có dư dả, con cháu vẫn phải hiếu dưỡng để cha mẹ tịnh tu giới đức tuổi xế chiều. Ngoài sự hiếu dưỡng, những người con, người cháu cũng phải tu tập, hoàn thiện đạo đức và khuyến tấn cha mẹ trở thành Phật tử, mang đạo vào đời, Phật hóa gia đình.

Đối với cha mẹ đã quá vãng, con cháu hãy nhân các tuần thất mà vận động thân quyến có duyên quy y Tam Bảo tại ngôi chùa đã dẫn dắt mình để thân nhân có cơ hội được biết, hiểu và thực tập giáo pháp.

Kết luận

Đức Phật là nhà tâm linh đầu tiên trên thế giới dạy người Phật tử tôn thờ cha mẹ. Thậm chí, trong kinh tạng Sankrit, Đức Phật còn dạy “cha mẹ là 2 vị Phật trong nhà” – để hướng dẫn bày tỏ lòng tôn kính cha mẹ như cách mà người Phật tử tôn kính Đức Phật. Những ý nghĩa, câu chuyện trong Kinh Vu-lan-bồn và Kinh Báo hiếu công ân cha mẹ cũng là gương hạnh mà các Đức Phật đã làm, Đức Bồ-tát Mục-kiền-liên đã làm gương để khép lại các lỗi lầm với các đấng sinh thành, và truyền trao ý nghĩa hướng về bốn ân lớn trong những ngày tháng Bảy âm lịch.

[1] Tham khảo: Kinh bốn ân lớn, xuất xứ từ Phẩm báo ân, chương 2 thuộc Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán.

- Bản dịch nghĩa Việt của HT. Thích Tâm Châu: 

https://hoavouu.com/p16a16518/02-pham-bao-an

- Bản dịch nghĩa Việt của TT. Thích Nhật Từ:

http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-sach-dao-phat-ngay-nay/15936-b-phan-chanh-kinh-cac-kinh-ve-gia-dinh-xa-hoi-va-chinh-tri-17-kinh-bon-an-lon.html

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học cách Phật dạy con

Kiến thức 13:52 01/11/2024

Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Kiến thức 11:00 01/11/2024

Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.

Nói về mười điều thiện

Kiến thức 10:15 01/11/2024

Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.

Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát

Kiến thức 08:30 01/11/2024

Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.

Xem thêm