Tháng Bảy - mùa hiếu, không phải tháng cô hồn
Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng Bảy là tháng-cô-hồn, trong ý nghĩa đây là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón... Rất tiếc, với người được quy y Tam bảo cũng gọi như thế, nghĩ như thế.
Theo đó, cứ đến tháng Bảy âm lịch là mọi người lại để ý xem, mình sắp bị gì và bị gì là bị gì? Mới qua nay - dạo quanh quanh đã thấy một số người không nhỏ than thở: mới đầu tháng đã bị... (điền vào ba chấm chính là bất như ý gặp phải trên đường, nơi văn phòng hay chỉ là chuyện bực mình trên mạng).
Rất nhiều những nỗi sợ kiểu như thế đã che lấp mất ý nghĩa tốt đẹp của tháng Bảy trong tinh thần nhà Phật - là tháng có ngày Vu lan - được gọi quen thuộc là mùa Vu lan Báo hiếu.
Trong mùa Vu lan Báo hiếu, đạo Phật xiển dương tinh thần tri ân, báo ân - cốt lõi đạo đức để làm người - phù hợp với đạo lý dân tộc là "uống nước nhớ nguồn". Thêm vào đó, đạo Phật cũng biểu dương hạnh Hiếu - là hạnh Phật, tâm Hiếu - là tâm Phật.
Hẳn vì sự tương thích của đạo với tinh thần dân tộc như vậy cho nên ngay từ khi du nhập vào đất Việt cách đây 2.000 năm, Phật giáo nhanh chóng được tiếp thu, có nhiều thời kỳ trở thành nếp sống của toàn dân, đạo Phật là quốc giáo như triều đại Lý-Trần.
Cũng vì hiếu hạnh là hạnh Phật nên dân gian mới nói "thờ cha kính mẹ chính là chân tu". Thiền sư Thanh Từ trên báo Giác Ngộ số 1010 nhân mùa Vu lan năm nay, Phật lịch 2563 có bài "Vu lan - mùa Báo hiếu". Trong đó ngài khẳng định: "Đạo Phật lấy đạo đức làm trọng, đức lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Mùa Báo hiếu gợi lại trong tâm tư mỗi người con Phật công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ".
Và Thiền sư dạy: "Đạo đức phát nguồn từ lòng hiếu thảo, người không hiếu thảo khó có đạo đức". Lời của chơn nhân chắc chắn không thể sai và hẳn ai cũng thấu tận nguồn cơn của điều đó. Do vậy, tháng Bảy giống như những ngày tháng ôn nhắc mỗi người kỹ hơn về đạo hiếu chứ thực ra ngày tháng nào không phải là tháng ngày để tri và báo ân, nhất là ân cha mẹ?
Nếu nghĩ rằng tháng Bảy là tháng-cô-hồn, là tháng xui rủi thì ta đã quên mất định luật Nhân-quả. Nếu nghĩ về tháng Bảy là mùa hiếu thì càng cần tu tập để củng cố niềm tin nhân quả, chánh tín trong đời sống hằng ngày, nỗ lực làm thiện sự, báo đáp các ân trọng mà mình đã thọ.
Vì vậy, đừng quên mất ý nghĩa đẹp-nhân văn và thâm sâu của tháng Bảy Vu lan, cứ lẩn quẩn trong chuyện tháng cô hồn rồi lo lắng, sợ hãi, để lòng lăn tăn mỏi mệt thì thật uổng phí, thật phụ ơn Tam bảo quá luôn...
(Nguồn: Giác Ngộ online)
> Tag: VU LAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm