Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 17/01/2024, 08:26 AM

Thành kính kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Chúng con xin chắp tay sen búp đồng một dạ chí thành hướng về kỷ niệm ngày Bồ tát Siddhartha Gautama thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

''Cội Bồ Đề trang nghiêm thiền định

Thắng thiên ma, vạn chướng trùng trùng

Chúng con lạy đấng Đại Hùng

Rọi vô biên Trí tận cùng thế gian..''

Cách đây hơn 2500 năm về trước, tại thành Kapilavastu (Ấn Độ), Thái tử Siddhartha Gautama - Vì thấy được bản chất cuộc đời là đau khổ nên Người đã khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy và lạc thú thế gian để lựa chọn con đường xuất gia học đạo, quyết chí tìm ra một hướng đi mới cho nhân loại và giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Suốt 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội cây Bồ Đề, đến rạng sáng mùng 8 tháng 12 năm Tân Mùi, Người đã chứng thành Vô Thượng Đạo, trở thành một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác - tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đấng Thiên Nhơn Sư - Vị giáo chủ đã Khai sáng ra Đạo Phật.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật - Bậc Thầy vĩ đại của nhân loại mà Liên Hiệp Quốc đã tôn vinh và lấy ngày sinh nhật của Đức Phật làm ngày Lễ hội văn hoá và tôn giáo của Liên Hiệp Quốc và tổ chức Đạo Lễ Vesak hằng năm của Liên Hiệp Quốc, Đạo lễ Tam Hợp: Kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật: Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn.

Bảy ý nghĩa Phật thành đạo 

Ý nghĩa thứ nhất của Thành đạo nói lên rằng con đường đi đến giải thoát là Trung đạo

Ý nghĩa thứ hai là, bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này.

Ý nghĩa thứ ba, nội dung của Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ (đoạn diệt Mười hai nhân duyên), hay đoạn trừ Mười kiết sử.

Ý nghĩa thứ tư, có sự kiện Thành đạo có nghĩa là vô minh, ái, thủ... không thực có, hay không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh, không thuộc thực tại.

Ý nghĩa thứ năm, đức Phật thành đạo có nghĩa là các pháp được nhìn dưới cái nhìn vô chấp thủ, được thấy thoát ly các tướng hay Vô ngã tướng.

Ý nghĩa thứ sáu, Thành đạo là trở về Thật pháp, trở về “Vô sinh”, “Tịch diệt”, đi ra mọi nghĩa đối đãi của thường, đoạn, khứ, lai, hữu, vô, sinh và diệt.

Ý nghĩa thứ bảy, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường thoát khổ, một niềm tin thoát khổ.

Nhất Tâm Kính Lễ: Nam Mô Bồ Đề Thọ Hạ Đại Thắng Ma Quân, Nhất Đỗ Minh Tinh Đạt Thành Chánh Giác, Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính chúc tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni & Phật tử một mùa lễ Phật Thành Đạo vô lượng an lành trong ánh từ quang đức Phật.

Đêm con thức cùng Người

Đêm nay con thức cùng Người

Nghìn mắt sao trời cũng thức,

Chắp đôi bàn tay trước ngực

Lặng nhìn Đại Tháp thiêng liêng ...

'' Thế Tôn !'', con thầm gọi tên

Cõi lòng tràn dâng khát ngưỡng.

Trong thế hoa sen tọa thiền

Con tìm Người trong tâm tưởng.

Gió khuya, sương mù buốt lạnh

Muỗi bay như loài ong đêm.

Người ơi! tháng ngày khổ hạnh của Người, ai dễ làm nên!

Bóng đêm phủ trùm vạn vật

Muôn loài chìm giấc mộng say

Người đã mang về Sự Thật

Rạng ngời đuốc Tuệ trên tay.

Nhân loại nghìn đời quy ngưỡng

Muôn sinh từ độ nương nhờ.

Người đến khơi nguồn chân phúc

Cuộc đời đẹp tựa bài thơ.

Nghìn thu...dẫu khô dòng mực

Cũng không cùng tận ơn Người.

Đêm nay con về thức trọn

Dâng niềm Tôn Kính đầy vơi ....

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm