Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/07/2020, 10:15 AM

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên - Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Tịnh xá Kỳ Viên là một trong nhưng ngôi tịnh xá nổi tiếng vào thời Đức Phật, được nhắc nhiều trong kinh sách. Lịch sử hình thành ngôi tịnh xá gắn liền với vị đại thí chủ Cấp Cô Độc, đã trở thành một câu chuyện huyền thoại khiến nhiều người biết đến.

4 thánh tích nổi tiếng của Phật giáo

Cấp Cô Độc (Anathapindika) là vị đại thí chủ (dayaka) quan trọng nhất thời Đức Phật còn tại thế. Tên tộc của ông là Sudatta (Tu-đạt). Về sau, do lòng quảng đại vô song của ông, người đời tặng ông danh hiệu Anathapindika, có nghĩa là "nuôi ăn những người không được giúp đỡ", hay "trợ cấp những kẻ cô đơn hiu quạnh". Savatthi (Xá Vệ) là nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Chuyện kể rằng khi Trưởng giả Tu đạt tìm đất để cất tịnh xá, ông đã nhìn thấy một khu vườn có đất đai bằng phẳng cây cối tươi tốt, và khi hỏi thăm chủ nhân của khu vườn này thì ông biết đó là Lâm viên Kỳ Thọ của Thái tử Kỳ-đà, con vua Ba-tư-nặc. Trưởng giả Tu-đạt muốn mua lại vùng đất này (ước tính khoảng 100 mẫu) để xây dựng Tịnh xá cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn. Thái tử ra điều kiện, nếu Tu-đạt có thể đem vàng ròng rải khắp mặt đất Lâm viên thì thái tử sẽ bán cho. Tu-đạt y lời, đem vàng trải khắp Lâm viên khiến cho thái tử Kỳ-đà cảm nhận được thành tâm của ông, nên thái tử đã phát tâm cúng dường toàn bộ cây trong Lâm viên để cả hai người cùng kiến tạo Tịnh xá. Vì lý do này mà Tịnh xá có tên là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật diễn ra tại Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên

- Đức Phật an cư ở Tịnh xá này 24 lần. Đây cũng là nơi Đức Phật đã lưu trú lâu nhất và phần lớn kinh điển đều được Đức Phật thuyết giảng ở đây, trong đó có Kinh A Di Đà, một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng ở nhiều quốc gia Phật giáo. Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật đã từ bi chỉ dạy cho chúng sinh pháp môn niệm Phật giản dị mà nhiệm màu, đốn tu đốn chứng, phù hợp với căn cơ của chúng sinh thời mạt pháp.

- Góc phía Bắc của Tịnh xá có Viện vô thường, để cho những người bệnh an dưỡng. Khi nằm ở viện này, nghe đến tên, là người bệnh lĩnh ngộ được tất cả các pháp đều vô thường, nhờ vậy mà an nhiên viên tịch.

- Tại Tịnh xá này, Đức Phật đã lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp ba tháng. Vua Ưu-điền vì nhớ Phật đã cho khắc tượng Ngài bằng gỗ Chiên-đàn, cao 5 thước. Vua Ba-tư-nặc biết được, đã cho đúc tượng Phật bằng vàng ròng, cũng cao 5 thước. Đó là hai pho tượng Phật đầu tiên trong lịch sử hình tượng Phật giáo.

- Gần Tịnh xá ngày nay vẫn còn một mô đất cao, đó là nơi tứ chúng đệ tử đắp tam cấp để cung nghinh Đức Phật từ cung trời trở lại nhân gian.

- Trong Tịnh xá có động Hoa Lâm, Kareri-kuṭikā. Đức Thế Tôn từng cư trú trong động này.

- Một tịnh xá nhỏ, có tên là Tùng lâm tịnh xá, Śalalā-gāraka, đúng ra nên gọi là tịnh thất. Đó là tịnh thất Thế Tôn thường vào nhập định.

Công đức chiêm bái Phật tích

Di tích nền nhà ông Cấp Cô Độc.

Di tích nền nhà ông Cấp Cô Độc.

- Gần Tịnh xá Kỳ Viên là di tích nhà ông Cấp Cô Độc; tháp tưởng niệm đại tướng cướp Aṅgulimālya (Vô Não) được Phật hóa độ.

(Lược trích ấn phẩm: “Những di tích Phật giáo ở Ấn Độ”

NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2019)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm