Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/05/2022, 09:53 AM

Thâu Y của đệ tử và tội 'phản sư'

Tôi xuất gia được hơn mười năm và thọ Đại giới năm 1996. Cách đây ba năm tôi bị bổn sư thâu y ( treo y ) cửu và y thất. Từ đó đến nay dù tôi đã bao lần quỳ lạy cầu xin sám hối, nhưng bổn sư của tôi vẫn không chấp nhận.

HỎI: Tôi xuất gia được hơn mười năm và thọ Đại giới năm 1996. Cách đây ba năm tôi bị bổn sư thâu y ( treo y ) cửu và y thất. Từ đó đến nay dù tôi đã bao lần quỳ lạy cầu xin sám hối, nhưng bổn sư của tôi vẫn không chấp nhận.

van-de-phuc-hoi-viec-tho-dai-gioi-ty-kheo-ni-trong-truyen-phat-giao-nguyen-thuy

Mỗi lần như thế, tôi lại đau khổ xót xa, trong lòng luôn dằn vặt vì tôi đã học luật của Tỳ kheo ni. Nhân duyên, tôi có người em ruột xuất gia cùng một chùa, sau khi tốt nghiệp trung cấp phật học, thấy tuổi còn trẻ, kiến thức còn non kém, nên em của tôi đã xin bổn sư vào TP.HCM học tiếp lớp chuyên khoa Phật học, nhưng sư phụ cũng không đồng ý, vì vậy mà em tôi đã trốn chùa sang ở một nơi khác để tiếp tục đi học. Như thế em tôi có mang tội phản sư không? Em tôi thì cứ khăng khăng thà chịu tội phản sư còn hơn là phải chấp nhận sự ngu dốt. Tôi thực sự băn khoăn không biết làm thế nào. Xin giải đáp những thắc mắc và cho tôi một lời khuyên.

Lời Phật dạy về y phục

Thâu Y của đệ tử và tội 'PHẢN SƯ'

Thâu Y của đệ tử và tội 'PHẢN SƯ'

ĐÁP: Đọc nhưng dòng tâm sự của cô, chúng tôi vô cùng cảm động trước những nỗi xót xa lo sợ mà cô đang gặp phải. Chúng tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của cô hiện nay và có đôi lời xin được chia sẻ cùng cô. Căn cứ vào những lời mà cô đã ghi trong thư, lý do mà cô bị thâu y do cô đã làm trái ý của bổn sư - vì lý do tế nhị nên chúng tôi không tiện nêu ra. Như vậy, lý do cô bị xử phạt thâu y không xuất phát từ việc cô vi phạm giới luật của Tỳ kheo ni, mà xuất phát từ việc cô làm trái ý sư phụ mà thôi. Thế nên, căn cứ vào giới bổn thì cô không hề vi phạm những giới điều mà Đức Phật chế định cho một vị tỳ kheo ni. Một khi cô đã không phạm giới thì đâu có lý do gì mà cô bị mất giới? Ngay khi một vị tỳ kheo ni phạm giới, ngoài những tội cực ác, thì vị tỳ kheo ni ấy vẫn còn có cơ hội sám hối để được thanh tịnh. Riêng trường hợp của cô thì chưa đủ yếu tố để cấu thành tội tướng, nên cô hãy yên tâm đừng lo sợ bị mất giới, và sau này khi bổn sư hoan hỉ không xử phạt cô nữa, thiêt nghĩ cô chỉ nên đắp y lên lạy Phật, lạy Tổ cầu xin sám hối mà thôi.

Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là ngày nay, biện pháp xử lý hình phạt bằng cách thâu y của một số vị thầy đối với những sai phạm của đệ tử khá phổ biến. Sau khi tham khảo Luật tạng thì chúng tôi không thấy có bộ Luật nào ghi chép về vấn đề xử phạt thâu y như hiện trạng của cô. Lý do đơn giản, ngày xưa y dùng để mặc, như cách thức sử dụng y của các vị sư thuộc hệ phái Nam tông ngày nay, chứ không phải cách tân như hệ phái Bắc tông, y hậu chỉ để dùng trong nghi lễ chứ không dùng trong sinh hoạt. Dẫu rằng chúng tôi chưa tìm ra nguồn gốc xuất phát của vấn đề đó, nhưng chúng tôi có thể khẳng định được rằng biện pháp xử phạt bằng cách thâu y như ngày nay của một số vị bổn sư áp dụng cho đệ tử của mình, nó chỉ mang tính tự phát của cá nhân mà thôi chứ không xuất phát từ tinh thần giới luật.

Thông thường, việc xử lý sai phạm của Tỳ kheo hay tỳ kheo ni phải dựa trên cơ sở giới luật Phật chế, nhưng nước thì có phép nước, gia có gia quy, cho nên ngoài tinh thần giới luật, một số vị thầy còn đặt thêm một vài quy định cho phù hợp với từng địa phương, khu vực mà trên hết là căn cơ của đệ tử nhằm mục đích giúp cho người học trò phát khởi thiện căn, thăng tiến trên đường đạo. Chúng tôi rất hiểu nỗi khó khăn của chư vị làm công tác tiếp Tăng độ chúng cho nên trong cuộc sống đôi khi chư vị ấy tỏ ra có phần khắt khe, nghiêm khắc. Trường hợp cô nêu trong thư, thực tế sự việc chúng tôi chưa rõ thế nào nhưng với cách xử phạt như kiểu bổn sư của cô thì thật khó chấp nhận. Chúng tôi rất cảm phục trước sự chịu đựng của cô. Trong hoàn cảnh hiện tại của cô, chúng tôi thiết nghĩ ngoài việc: “Con thầm nguyện trong lòng luôn ở chùa và làm tròn bổn phận của một người đệ tử”; nếu có cơ hội cô nên khéo léo tâm sự những khó khăn, vướng mắc và ưu tư của mình cho bổn sư nghe. Chúng tôi tin tưởng rằng với tinh thần ấy, một ngày không xa bổn sư của cô sẽ hiểu và thông cảm cho nỗi lòng của một người đệ tử trung thành.

Nhân duyên cô và em cô cùng xuất gia chung một chùa có thuận lợi trước mắt là sớm khuya chị em giúp đỡ cho nhau, nhưng đó cũng chính là một chướng duyên mà cô đang vấp phải. Em của cô vì sự nghiệp học tập mà quyết định bỏ chùa ra đi, bất chấp sự can ngăn của bổn sư và sư huynh cũng là người chị ruột của mình, điều đó chúng tôi hoàn toàn không tán thành. Dẫu biết tri thức là quan trọng, là một Ni sinh trẻ ước ao được học tập tìm hiểu giáo lý nâng cao trình độ kiến giải Phật pháp là một ý niệm rất tốt. Song không nên vì kiện toàn tri thức mà phải đánh đổi tất cả. Bổn sư của cô không cho em cô tiếp tục đi học lớp chuyên khoa là có lý do riêng của vị ấy, lẽ ra em cô nên bình tĩnh xem xét nguyên nhân nào mà thầy không cho phép mình tiếp tục đi học. Theo chúng tôi, bổn sư cô không phải không quan tâm đến vấn đề giáo dục và học tập của đệ tử. Bằng chứng thực tế là đã cho phép cô và em của cô học lớp trung cấp Phật học. Hơn nữa, sự nghiệp cao cả của người tu sĩ Phật giáo là thành tựu trí tuệ - “Duy tuệ thị nghiệp”. Mà muốn thành tựu trí tuệ thì không có con đường nào tốt hơn phải nỗ lực tu tập tự chính bản thân mình.

Về vấn đề cô thắc mắc là em của cô bỏ chùa ra đi như thế có bị mắc tội phản sư không? Như chúng tôi đã trình bày, việc em cô trốn chùa ra đi là một hành động nông cạn thiếu suy nghĩ, khó mà chấp nhận được nhưng không vì thế mà chúng tôi nghĩ rằng em cô mang tội phản sư. Xuất phát từ tinh thần giới luật, người tu sĩ một là phạm giới, hai là không phạm giới mà thôi chứ chúng tôi không hề thấy trong Luật tạng ghi về tội phản sư như cô nghĩ. Theo chúng tôi, khái niệm phản sư, phản thầy là những khái niệm của thế gian.

Trong thiền môn không sử dụng khái niệm đó. Trường hợp quyết định ra đi của em cô, nếu không có một sự cân nhắc thật kỷ lưỡng thì hậu quả về sau tất rất khó lường. Vì vậy chúng tôi có lời khuyên đối với cô, là một người chị cũng là một sư huynh, cô cần phải quan tâm đến em mình nhiều hơn và có trách nhiệm hướng dẫn em mình đi đúng theo con đường Chánh pháp. Chúc cô vững tin và sáng suốt trong việc hỗ trợ cho những quyết định liên quan đến tương lai người thân của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Xem thêm