Thay đổi số mệnh
Thời đức Phật, Angulimàla là một tên cướp khét tiếng đã giết 999 người và lấy ngón tay của những nạn nhân xâu lại thành chuỗi rồi đeo ở cổ để thị uy
Số mệnh là cái mà con người cho là thiên định (trời định), không một ai có thể thay đổi trừ phi ý trời thay đổi khi con người làm điều gì đó cảm động lòng trời. Nhưng nghiệp thì khác, nghiệp do con người tạo ra, và phản ứng của nghiệp (nghiệp quả, hậu quả của nghiệp) trở lại tác động, chi phối con người. Tính chất của nghiệp là duyên sinh, bất định, cho nên có thể thay đổi.
Nhưng từ khi gặp đức Phật, được đức Phật giáo hóa, Angulimàla đã tỉnh ngộ và quyết tâm hồi đầu hướng thiện. Sau khi Quy y Phật và xin xuất gia, Angulimàla nỗ lực tu tập để chuyển hóa tự thân.
Sau một thời gian tinh tấn tu tập chuyển hóa, dù trải qua nhiều khó khăn thử thách do phải nhận lãnh quả báo của những ác nghiệp mà mình đã tạo, cuối cùng Angulimàla cũng chứng đắc thánh quả A la hán, quả vị giải thoát cao nhất của hàng Thinh văn.
Tuy nhiên Angulimàla vẫn kiên nhẫn chịu đựng, cố gắng điều phục nỗi sân hận trong lòng.
Để hỗ trợ cho sự tu tập của Angulimàla, đức Phật đã giải thích cho ông hiểu rằng những điều không hay xảy đến với ông đều là kết quả của những ác nghiệp mà ông đã tạo. Hiểu được điều đó, Angulimàla càng cố công tu tập và nhẫn chịu mọi sự oán nghịch. Với tâm xả ly và sự tinh tấn hành trì giáo pháp, dần dần Angulimàla đã vượt qua được những bất an mà trước đây ông thường xuyên đối mặt.
Ảnh minh họa |
Trên đường về nhà, người đệ tử thấy một ổ kiến trên bờ đê có nguy cơ bị dòng nước xoáy cuốn trôi. Người đệ tử động lòng thương bèn đắp lại chỗ đê sắp bị vỡ để cứu ổ kiến. Sau đó người đệ tử tiếp tục lên đường về thăm nhà.
Qua bảy ngày người đệ tử vẫn bình an trở lại chùa trước sự ngạc nhiên của vị thầy. Thấy người đệ tử chẳng những không chết mà khí sắc còn tốt hơn trước, vị thầy lấy làm lạ bèn hỏi người đệ tử đã làm những việc gì trong thời gian về thăm nhà. Người đệ tử thuật lại cho thầy nghe về việc mình cứu ổ kiến trên đường đi. Nghe xong vị thầy cho người đệ tử biết, chính nhờ phát tâm từ bi cứu mạng lũ kiến mà chuyển được nghiệp, thay vì phải chết trong vòng bảy ngày nhưng lại không chết mà còn tiếp tục sống thêm nhiều năm nữa.
Người này muốn chuyển nghiệp để làm thay đổi thân phận, điều kiện hoàn cảnh sống của mình thì phải nỗ lực thay đổi quan niệm nhận thức, tập quán thói quen của mình, tích cực lao động, học tập, nâng cao trình độ, trau giồi phẩm chất đạo đức (chuyển ba nghiệp thân, khẩu, ý), ngoài ra cần tạo các phước nghiệp như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó cơ nhỡ, người đang lâm hoạn nạn, phóng sinh (mở rộng tấm lòng, nuôi dưỡng tâm từ bi, rộng kết duyên lành với các chúng sinh khác), cung kính, cúng dường Tam Bảo, các bậc cao đức, ông bà cha mẹ (vốn là ruộng phước đáng để chúng sinh gieo trồng).
Mất thời gian bao lâu, giảm bớt mức độ nghèo khó được bao nhiêu, hoàn cảnh đời sống người đó thay đổi như thế nào, tất cả đều tùy thuộc vào sự dụng tâm và dụng công, những nỗ lực chuyển hóa của người đó.
Cũng như ví dụ trước, chúng ta không thể xác định được khi nào người đó hết nghèo khó, khi nào người đó bớt khổ, hay khi nào người đó giàu sang sung sướng, hạnh phúc, nhưng có thể biết chắc rằng, hễ có nỗ lực chuyển hóa thì có sự thay đổi, chuyển biến.
Có thể vào thời điểm nào đó trong đời sống hiện tại (nếu như nghiệp nghèo khó của người đó nhẹ và anh ta biết cách chuyển hóa nó), người đó sẽ không còn nghèo khó khốn khổ nữa, nhưng cũng có thể trong đời sống kế tiếp (kiếp sau, nếu như nghiệp nghèo khổ của người đó quá nặng và anh ta không biết cách chuyển hóa nó).
Câu trả lời này không khác với lời đức Phật cho biết về nghiệp quả trong Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Bốn pháp: “Có bốn phạm trù không thể tư duy, đó là: Phật giới, thế giới tâm, thiền định của người tu thiền và quả dị thực của nghiệp”. Chúng ta không thể nào tư duy được về quả dị thục của nghiệp (quả đã chín muồi, đổi khác so với nhân ban đầu), bởi vì tất cả nghiệp nhân, nghiệp quả đều là duyên sinh cho nên bất định.
Do nghiệp nhân như thế nào, tốt hay xấu, thiện hay ác mà đưa đến nghiệp quả hạnh phúc hay khổ đau, điều kiện, hoàn cảnh bản thân, điều kiện, hoàn cảnh đời sống tốt hay xấu. nếu nghiệp nhân xấu, bất thiện thì nghiệp quả xấu đưa đến sẽ tác động, chi phối làm cho con người phải chịu những cái khổ nơi thân và tâm, khổ vì hoàn cảnh đời sống, tựu trung là tám cái khổ lớn (Bát khổ): sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, khổ vì mong cầu mà không được, khổ vì oán ghét gặp nhau, khổ vì yêu thương mà phải chia lìa (sinh ly, tử biệt), khổ vì thân ngũ uẩn giả hợp luôn thay đổi, biến hoại. Tám cái khổ này, con người thọ lãnh nhiều hay ít, thọ cái khổ nào nhiều, thọ cái khổ nào ít đều tùy thuộc vào nghiệp đã tạo.
Ví dụ như trường hợp Angulimàla nhờ hiểu được những chướng duyên trong tu tập (bị người chửi mắng, đánh đập, làm khó dễ; luôn bị ám ảnh bởi những hành vi bất thiện trước đó) đều là nghiệp quả mà mình phải thọ lãnh do quá khứ đã tạo nghiệp nhân, và nhờ nỗ lực tinh tấn hành trì giáo pháp, tu tập thiền định mà ông bớt khổ, cho đến khi tâm an định và trí tuệ soi sáng thì tâm ông hoàn toàn thoát khỏi mọi phiền não khổ đau, chứng thành đạo quả, lúc này dù phải trải qua cảnh máu đổ thịt rơi thì tâm ông cũng không dao động, chỉ có thân thọ nghiệp (dư báo - nghiệp báo còn sót lại) mà tâm vẫn không thọ nghiệp.
Trong kinh Tương Ưng Bộ IV, đức Phật đã khẳng định, nghiệp quả của hành động ác có thể được khắc phục nhờ ăn năn hối cải và tu tập phát triển công đức giới hạnh.
Ngài bèn đến Cối Kê. Khi đi vào chợ, gặp lúc có loạn, người ta đánh lầm trúng đầu Ngài, thế là Ngài qua đời. Tổ Sư Tử và Bồ tát An Thế Cao tuy trả nghiệp, thọ báo nhưng tâm các Ngài vẫn an nhiên tự tại như không có thọ báo.
Phan Minh Đức
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014, số Xuân Giáp Ngọ
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư
Đời sống 11:34 07/12/2018Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.
Thông minh và đạo đức… 1
Đời sống 11:30 20/11/2018
Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.
Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần
Đời sống 18:16 17/11/2018
Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.
Nói và làm
Đời sống 09:45 17/11/2018
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.
Xem thêm