Thay vì đốt vàng mã cho người âm ta hãy làm phước và hồi hướng cho họ
Nếu mơ thấy người thân bị lạnh, thay vì đốt quần áo giấy hay tiền giấy, ta hãy đem quần áo đi bố thí những người nghèo và đứng trước Phật phát nguyện: “Con nguyện đem công đức bố thí này cho thân nhân con được quần áo nghiêm trang đầy đủ” thì tự nhiên người thân ở cõi âm sẽ nhận được.
Đốt vàng mã là một phong tục cổ truyền của người Việt, được xem như cách ứng xử của “người trần” đối với “người âm”. Theo thời gian, tục đốt vàng mã đã đi xa khỏi mục đích ban đầu và ngày càng trở nên thái quá.
Có người ngủ mơ thấy người thân đã mất về báo là bị lạnh, nên họ đã mua bộ quần áo bằng giấy để đốt cho người âm. Có người tháng nào cũng đốt tiền đô la âm phủ để ông bà có tiền tiêu xài. Lại có người đốt cả tivi, nhà lầu, xe hơi, iPad... bằng giấy để “gửi” cho người đã khuất. Bởi vì niềm tin đơn giản rằng “trần sao, âm vậy” nên nhiều người đã có những hành động mê tín và không thực tế.
Đốt vàng mã là nghĩ người khuất đã về cảnh giới khổ đau
Tục đốt vàng mã không có trong đạo Phật. Công văn số 31 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nêu rõ: “Đề nghị chư tôn đức Tăng Ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam”. Việc làm này giúp con người xóa bỏ mê tín dị đoan và cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Nếu mơ thấy người thân bị lạnh, thay vì đốt quần áo giấy hay tiền giấy, ta hãy đem quần áo đi bố thí những người nghèo và đứng trước Phật phát nguyện: “Con nguyện đem công đức bố thí này cho thân nhân con được quần áo nghiêm trang đầy đủ” thì tự nhiên người thân ở cõi âm sẽ nhận được. Người trong cõi âm đầy đủ ấm no hay không là do phước tạo ra. Việc chúng ta làm phước và hồi hướng cho họ mới là điều hợp lý và đúng với nhân quả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm