Thệ nguyện và nhân quả (Phần 2)
Tác lực chuyển động tâm thức con người chạy quanh vòng Luân Hồi là Nghiệp lực vận hành theo lý Nhân Quả, từ Nhân đến Quả hiển lộ ở sự Báo Ứng. Do đó có danh xưng Nghiệp báo, hay Quả báo.
2. Luân hồi và nguyện lực
Để bổ sung và kiện toàn sự phân biệt khác nhau giữa Nghiệp lực và Nguyện lực, thuận lợi cho việc hành trì chánh nghiệp của người khéo tu, hành giả cần tỏ rõ sự Luân hồi Và Nguyện lực:
Nói đến Luân Hồi là nói đến Nghiệp báo, nói đến Nhân và Quả. Theo từ ngữ, luân là bánh xe, hồi là trở về, quay về chỗ cũ, diễn ý lênh đênh trôi dạt. Luân hồi là sự quay tròn như cái bánh xe, chuyển động mãi không lúc nào ngừng, thường gọi là Vòng Luân Hồi, cũng gọi là Vòng Sanh Tử diễn ý con người hết sống rồi thác, sau khi thác lại đầu thai sanh trở lại, lăn đi lộn lại quanh quẩn trong Tam giới, Lục đạo (1). Nói một cách cụ thể trong sinh hoạt thực tế hàng ngày ai cũng nhận thấy dễ dàng, đời sống con người trong kiếp thế gian là một sự nối tiếp liên miên hết vui đến buồn, hết buồn lại đến vui, hết yêu thương đến giận hờn rồi hết giận hờn lại đến yêu thương…cứ như vậy quanh đi quẩn lại vẫn trong phạm vi của Tam giới, Lục đạo. Khi nào tu thành Đạo, hành giả mới giải thoát ra khỏi cái vòng luân hồi quanh quẩn này. Thời điểm ra khỏi có thể ở ngay trong kiếp này hay ở trong những kiếp sau.
Thệ nguyện và nhân quả (Phần 1)
Nghiệp lực vận hành chuyển động theo đường tròn, biểu tượng của vòng Luân Hồi, chuyển động theo hướng tiến lên cao hơn trong trường hợp gieo Nhân lành, từ ba ác đạo (Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục) chuyển lên ba thiện đạo (Người, A-tu-la và chư Thiên), hoặc theo hướng ngược lại đọa xuống từ ba thiện đạo tới ba ác đạo trong trường hợp gieo Nhân dữ (2). Trong khi Nghiệp lực dẫn dắt hành giả di chuyển theo đường tròn cả hai hướng tiến lên và đọa xuống tùy theo Nhân lành hay Nhân dữ hành giả đã gieo thì Nguyện lực vận hành chuyển động theo đường thẳng và là đường một chiều, dục dã hối thúc hành giả nhanh chân tiến bước cho mau tới đích đạt được điều sở nguyện. Đó là con đường tiến hóa, càng đi hành giả càng thấy cảnh mới lạ, không gặp lại cảnh cũ đã qua, cảnh mới luôn luôn vui đẹp hơn cảnh cũ. Càng đi càng nhiều cảnh mới lạ, càng nhiều điều vui đẹp, do đó còn gọi là con đường sáng tạo. Đây chính là con đường giác ngộ, con đường giải thoát, chỉ có ai đạt đạo thực chứng mới cảm nhận thấy, không thể dẫn giải được bằng ngôn từ.
3. Liễu nghĩa của sự phát nguyện
Phát Nguyện là cất bước đi trên con đường Đạo nhằm tiến tới Giác Ngộ và Giải Thoát. Câu này có nghĩa chính xác và đầy đủ, bao gồm cả hành động và cứu cánh nhưng chưa có liễu nghĩa, chưa diễn tả rốt ráo hết tất cả những chi tiết tinh vi tế nhị trong nội dung từ ngữ nguyện.
Liễu nghĩa thuộc thực chất là pháp tánh, ngôn từ thuộc phương tiện là pháp tướng. Tuy ngôn từ không diễn tả được trọn vẹn liễu nghĩa nhưng không có phương thức nào hơn là nương vào tướng để đạt tới Tánh. Trong phạm vi giới hạn của từ ngữ, có nhiều tiếng Hán Việt ghép đôi trong đó có tiếng đơn nguyện. Điểm qua những tiếng ghép đôi này, người thiện học dễ tiếp nhận được phần nào liễu nghĩa của sự phát nguyện:
Nguyện: Tiếng đơn chữ Hán, nói theo giọng Việt Nam là Nguyền, tiếng ghép đôi chữ Hán Thệ Nguyện nói theo giọng Việt Nam là Thề Nguyền. Người Việt Nam dùng cả hai tiếng đơn với hai nội dung khác nhau: Nguyện là mong mỏi gặp được điều tốt lành. Ví dụ: Nguyện ăn chay, Nguyện giữ giới. Nguyền là mong xảy ra điều bất hạnh như Nguyền rủa có nghĩa như Trù yếm. Ví dụ: Nguyền cho kẻ thù bị phá sản.
Ý nguyện, Chí nguyện: Mong mỏi trong lòng một điều rõ ràng, cụ thể và cố gắng đạt được. Ví dụ: Chí nguyện làm giàu.
Ước nguyện, Nguyện vọng. Ước ao, mong mỏi, nói chung chung không diễn ý có cố gắng hay không cố gắng để đạt được. Ví dụ: Ai cũng có nguyện vọng sống lâu và sung sướng.
Cầu nguyện, Nguyện cầu: Mong mỏi một điều khó đạt được với tự lực của mình, mong sự giúp đỡ của tha lực ở một Quyền năng thiêng liêng cao cả. Ví dụ: Cầu nguyện Phật cứu độ chúng sanh.
Thệ nguyện: Xác định điều mong mỏi trong tâm, tỏ lộ ra thành lời thề gọi là Phát thệ, thành lời nguyện gọi là Phát nguyện trước sự chứng giám của một quyền năng thiêng liêng, cam kết cố gắng thực hiện cho được điều sở nguyện. Ví dụ: Thệ nguyện hy sinh Tất cả cho Đạo pháp.
Ước mơ, Cầu xin, Phát nguyện: Ước mơ là mong mỏi điều không có tính hiện thực như thường nói ước mơ hão huyền. Ví dụ: Ước mơ lên cung Trăng sống chung với Chị Hằng.
Cầu xin là mong mỏi điều do tha lực giúp đỡ. Ví dụ: Cầu xin chư Phật độ trì cho thoát khỏi khổ nạn.
Phát nguyện là mong mỏi điều do tự lực chính mình cố gắng thực hiện. Ví dụ: Các tu sĩ phát nguyện quên mình giúp người hoạn nạn. (còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Xem thêm