Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thêm một mùa Vu Lan sắp đến…

Theo thói quen, hàng ngày khi online, tôi dõi nhanh các trang Phật giáo: phatgiao.org.vn, giacngo, Phật học & đời sống, Đạo phật ngày nay… và do vậy, cập nhật được sinh hoạt của Giáo hội.

Một Vu Lan cận kề khi trên tay tôi là cánh thiệp mời dự lễ Vu Lan ở chùa làng có chữ ký chân phương của vị trụ trì. Ngoài Hà Nội khẩn trương chuẩn bị cho ngày hội lớn biểu dương hiếu nghĩa ở Nhà hát Lớn – sự kiện xiển dương đạo đức tầm quốc gia, các bài viết về Vu Lan với hoài niệm nở rộ trên các trang mạng.

Tôi có nhiều kỷ niệm về ngày Vu Lan. Khi còn ở một ngôi miếu miệt Cà Mau, mỗi khi ngày này đến, thầy tỳ kheo ở chùa cạnh bên đều đặn mượn khuôn viên rộng để kết hoa trang trí và những công việc hậu cần cho buổi lễ. Tôi cũng được chứng kiến hình ảnh lung linh hoa đăng rực rỡ trong đêm trên kênh nhỏ trong nô nức bá tánh thập phương.
 
Khi về quê nhà ở thị xã X thuộc Bạc Liêu, nhờ được giải cuộc thi viết, tôi vinh dự được đích thân vị trụ trì chùa Viên Giác, ở đường Bùi Thị Xuân, Tp.HCM mời dự mạn đàm về đạo hiếu trong không gian thanh khiết và trầm niệm khó phai… Tại chính điện ngôi chùa này, tôi nói về người mẹ tần tảo quê mùa và vụng về của mình: “Ai cũng muốn có một bà mẹ tiến sĩ hoặc MC truyền hình hay giảng viên đại học; nhưng khi người sinh ra ta chỉ là một phụ nữ chân lấm tay bùn, một gánh hàng rong mưu sinh… thì sự cao quý và tri ân của ta không hề ít hơn, mà là nhiều hơn”. 

Tôi nhớ ánh mắt của các vị trong ban giám khảo, những Chư tôn thiền đức cao trọng khi nghe tôi trút lòng… Đấy là kỷ niệm Vu Lan khó quên khi tôi được tặng hẳn một lẵng hoa tươi tuyệt đẹp!

Nhiều mùa Vu Lan trôi qua, mẹ tôi già nhanh theo từng sát na. Năm ngoái khi lên Sài Gòn dự sự kiện ở hội trường mang tên đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, ở đường Tôn Đức Thắng, là đàn ông mà tôi rúng động không khác nữ nhi khi nghe sơ Maria Nguyễn Thị Hồng Quế chia sẻ về phụ thân vừa qua đời ngay trong lúc sơ đang dự Thánh lễ long trọng bên Philadenphia ở Mỹ! Sơ Hồng Quế đã khóc… 

Tôi viết nhanh bài dự thi về đạo hiếu gửi ra Hà Nội cho Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo ở chùa Quán Sứ về đề tài đạo hiếu của người xuất gia. Rất đông tu sĩ nam nữ các tôn giáo dấn thân phụng sự niềm tin và đạo đức xã hội, gánh nặng hiếu đạo như thế nào? 

Mùa Vu Lan này về ở quê nhà, một thị xã mới toanh và chùa làng sắp vào hội lớn, tôi hân hoan ngắm cánh thiệp trang trí khá đẹp, xem chương trình Đại lễ và hoài niệm nhiều khi ngồi vào máy tính gõ những dòng này gửi tờ báo thân thiết của người con Phật.

Cầu cho đấng sinh thành của mọi người đều hân hoan trong niềm vui được tri ân, xã hội tôn vinh.

Có mẹ của tôi…

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tịnh độ trong trái tim ta

Phật giáo thường thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già?

Phật giáo thường thức 17:05 23/04/2024

Hỏi: Con không sợ cô đơn, nhưng không rõ lúc về già, khi cơ thể mình bắt đầu thoái hoá đi, chân yếu tay run, hoặc không may đau ốm vào viện không có ai chăm sóc thì không biết phải làm sao? Xin Thầy chia sẻ cho con ít kinh nghiệm trong đời sống một mình khi về già ạ.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Phật giáo thường thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Phật giáo thường thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Xem thêm