Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/02/2022, 08:41 AM

Theo Pháp hay theo người?

Tại sao khi nghe vị tỳ kheo giảng pháp tôi vẫn thấy dễ tin hơn khi nghe một vị cư sĩ, cho dù vị cư sĩ có thể nói hợp lý hơn ?

1-Hỏi:

Tại sao khi nghe vị tỳ kheo giảng pháp tôi vẫn thấy dễ tin hơn khi nghe một vị cư sĩ, cho dù vị cư sĩ có thể nói hợp lý hơn ?

Đáp:

Đây là điều bình thường, vì đó là phước báu của vị tỳ kheo lớn hơn vị cư sĩ rất nhiều. Vị tỳ kheo giữ tới 250 giới, còn vị cư sĩ giữ có 5 giới. Đó cũng là lý do vị tỳ kheo được người cư sĩ chắp tay lễ bái cho dù người cư sĩ có tuổi đời lớn hơn vị tỳ kheo rất nhiều.

2-Hỏi:

Nếu vị tỳ kheo đó không giữ đầy đủ giới luật thì người cư sĩ có cần chắp tay lễ bái không ?

Đáp:

Nếu là cư sĩ trọng pháp, sống trong pháp thì chúng ta cần hiểu việc lễ bái vị tỳ kheo là lễ bái Tăng đoàn mà vị ấy là đại diện.

Khi thấy sự kiêu hãnh của người cháu 8 tuổi vừa xuất gia được mọi người lễ lạy, bà Dipama đã nhắc nhở với người cháu: "Đừng có nghĩ là họ vái con đâu nhé. Họ chỉ vái lạy áo Ca-sa của con thôi đó." Hiểu như vậy người cư sĩ càng tri ân người xuất gia. Vì hình ảnh người xuất gia là đại diện cho Tăng đoàn, là phước điền của thế gian.

Nếu là cư sĩ trọng pháp, sống trong pháp thì chúng ta cần hiểu việc lễ bái vị tỳ kheo là lễ bái Tăng đoàn mà vị ấy là đại diện.

Nếu là cư sĩ trọng pháp, sống trong pháp thì chúng ta cần hiểu việc lễ bái vị tỳ kheo là lễ bái Tăng đoàn mà vị ấy là đại diện.

Trong khi việc vị tỳ kheo đó có giữ đầy đủ giới luật xuất gia hay không lại thuộc về nhân quả của vị ấy. Như vậy việc người cư sĩ lễ bái vị tỳ kheo là vì pháp, sống trong pháp chứ không nhất thiết là vị tỳ kheo là người giữ giới hay không.

3-Hỏi:

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy cần từ bỏ lời dạy của vị tỳ kheo không đúng như Pháp và Luật đã được dạy trong kinh điển. Tôi nên hiểu việc này thế nào ?

Đáp:

Chúng ta cần hiểu việc lễ lạy vị tỳ kheo và theo học nơi một vị tỳ kheo là khác nhau. Có theo học thì mới có từ bỏ nếu vị ấy không dạy theo đúng như Pháp và Luật trong kinh điển. Chúng ta có thể lễ lạy mọi vị xuất gia nhưng theo học với ai lại là duyên nghiệp và mục đích tu học của mỗi người.

- Người ưa thích sự nổi tiếng thì tìm vị tỳ kheo nổi tiếng.

- Người ưa thích được quan tâm, chú ý sẽ tìm vị tỳ kheo quan tâm chu đáo đến đệ tử.

- Người ưa thích lễ hội, tụng kinh sẽ tìm vị tỳ kheo hay tổ chức lễ hội, tụng kinh.

- Người ưa thích hành thiền sẽ tìm vị tỳ kheo hay tổ chức hành thiền.

Nhưng có điều một số vị cư sĩ ít đọc trực tiếp Pháp và Luật được dạy trong kinh điển để đối chiếu với lời dạy của vị tỳ kheo xem có đúng với kinh điển hay không. Ví dụ có vị dạy "Phật tánh chân tâm thường hằng soi chiếu" thì nên hỏi vị ấy là Đức Phật dạy về "Phật tánh, chân tâm thường hằng soi chiếu" ở bài kinh nào?.

Nếu vị ấy nói được thì tin theo, nếu không nói được thì nên xem lại lời dạy của vị đó có đáng tin hay không. Vấn đề là chúng ta có tự mình khảo sát hay không mà thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm nghề buôn bán gặp nhiều “dối trá” thì nên làm gì?

Hỏi - Đáp 16:32 05/05/2024

Con hàng ngày làm nghề buôn bán, nhìn thấy nhiều sự dối trá, nghe thấy nhiều lời dối trá làm lòng con không có niềm tin vào cuộc đời. Con phải làm gì trước những suy nghĩ này. Con mong quý Thầy giải đáp giúp con?

Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?

Hỏi - Đáp 15:00 04/05/2024

Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?

Bị chướng duyên có phải là do thiếu phước không?

Hỏi - Đáp 15:20 03/05/2024

Hỏi: Thưa Sư Cô, con làm gì cũng bị chướng duyên có phải do con thiếu Phước và nhiều bất thiện nghiệp không ạ?

Vì sao lại có nhiều người trì niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm?

Hỏi - Đáp 18:05 02/05/2024

Từ đâu mà xuất sinh ra truyền thống thờ phụng và vì sao lại có nhiều người thích niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát như vậy?

Xem thêm