Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/07/2021, 13:26 PM

Thiền của Steve Jobs

Có một công án nổi tiếng, được cho là của đại sư Trung Quốc Linje, khi đi: "Nếu bạn gặp Đức Phật trên đường, hãy giết chết ông ta." Công án không phải là một lời kêu gọi giết người, nhưng một lời khyến cáo ẩn dụ không bị ràng buộc trong giáo điều, tập quán, tiêu chuẩn.

Bạn không thể theo đuổi Đức Phật nếu bạn đang mù quán chấp thủ đối với phạm trù về Phật. Bạn không thể phát triển nếu bạn không muốn buông bỏ nó.

Những khoảnh khắc sau khi ông qua đời được công bố, thế giới đã bắt đầu thương tiếc Steve Jobs - một người đã thay đổi thế giới như một số người thay đổi kiểu tóc của họ.

Ông được vinh danh là một nhà sáng tạo, nhìn xa trông rộng và cách mạng công nghệ. Tuy nhiên, trong cuộc sống của mình, các nhà phê bình gọi ông là một người tự cao, vô liêm sỉ, độc đoán tàn nhẫn. Bạn bè gần gũi nhất và đồng minh, thậm chí ngay cả chính ông-Jobs, có thể đồng ý rằng cả hai thương hiệu đã là chính xác - những sự biểu hiện bên ngoài của một thế giới quan mang phong cách riêng đã thách đố sự lý giải xuyên qua các điểm số của những nhà phân tích chứng minh, một phần bởi vì trái tim của chính nó đã là một triết lý Châu Á bao trùm sắc thái, mâu thuẫn và nghịch lý.

Steve Jobs thực hành thiền.

Steve Jobs thực hành thiền.

Triết lý sống hướng đạo của tỷ phú Steve Jobs

Tôi đã viết trước đây về cách nghiên cứu về Phật giáo thiền đã tạo hình cho sự nhạy cảm trong thiết kế và triết lý kinh doanh của Jobs. Jobs là một người ủng hộ nồng nhiệt đối với những gì mà Phật tử gọi là “sơ tâm” (tâm của người mới bắt đầu) - một quan điểm tự do của sự thôi thúc tìm kiếm dẫn đến các giải pháp định trước đối với các vấn đề. Ông rao giảng và thực hành sự cần thiền  trong tính đơn giản triệt để và sự tập trung nghiêm ngặt, cả hai đều là giá trị cốt lõi của Phật giáo. Và ông là một người tin tưởng sâu sắc trong các giá trị thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản, mà những luật lệ được hòa quyện với những ý tưởng và sự thực tập Thiền một cách sâu sắc..

Dưới sự lãnh đạo của Jobs, sự biểu hiện những nguyên tắc có tính thẩm mỹ có thể được tìm thấy trong từng sản phẩm của Apple, các khái niệm như Miyabi, được dịch là " điểm tinh tế cao" hoặc sự đánh bóng khỏi các độ nhám và độ thô; shibui, hoặc "vẻ đẹp kín đáo," một vẻ đẹp cân bằng hình thái sắp xếp hài hòa với các chi tiết phức tạp; iki, hoặc "phong cách táo bạo",  và yugen,  hoặc "chất lượng bí ẩn”.

Tuy nhiên, hầu hết, Jobs có nhu cầu từ những người ông tâm đắc với sự hưởng ứng về tầm quan trọng của “ma”, dịch sát là không gian, sự trống rỗng hoặc khoảng trống. Trạng thái của “ma” là một điều được định nghĩa không chỉ bởi những gì nó là, nhưng những gì nó là không - đó là một tác phẩm điêu khắc đẹp vì cả viên đá được lấy đi và viên đá để lại, và một chiếc nhẫn có  ích vì cả hai cả hai rỗng tuếch ở trung tâm của nó và dải kim loại bao quanh nó.

Ông thường xuyên nói rằng ông tự hào về những điều mà Apple đã không làm như ông đã làm. Và mặc dù hôm nay ông đang được tán dương cho những việc ông đã tạo ra, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã liên tục bị chỉ trích vì những điều ông đã ra lệnh đã đi đến tận cùng cuộc sống hữu ích của họ: Các ổ đĩa mềm, vắng mặt từ công ty phục hồi iMac của Apple. Các ổ đĩa quang học, loại bỏ từ laptop tái xác định Macbook Air. Bàn phím vật lý, rõ ràng loại trừ từ sự thay đổi trò chơi game, chỉ xử dụng iPhone.

Trong mọi trường hợp, ông đã bị chỉ trích bởi các nhà phê bình và cũng như người sử dụng, chỉ có trực giác và  sự quyết định độc đoán dường như đã được chứng minh hoàn toàn chính xác: Hôm nay, những điều này đã không mắc phải sai lầm bởi hàng triệu người sử dụng và yêu mến sản phẩm của Apple, và sự vắng mặt đã mở cửa cho công nghệ mới và cách thức mới về  việc sử dụng chúng. Đó là bản chất của thiên tài độc đáo Jobs -  hiểu biết sự vắng mặt định nghĩa cho sự hiện diện, rằng con đường duy nhất để những điều mới trong tương lai là việc loại bỏ tàn nhẫn thuộc về những điều tốt đẹp của quá khứ.

Bạn không thể theo đuổi Đức Phật nếu bạn đang mù quán chấp thủ đối với phạm trù về Phật. Bạn không thể phát triển nếu bạn không muốn buông bỏ nó.

Bạn không thể theo đuổi Đức Phật nếu bạn đang mù quán chấp thủ đối với phạm trù về Phật. Bạn không thể phát triển nếu bạn không muốn buông bỏ nó.

Thói quen sống giúp Steve Jobs thành công

Có một công án nổi tiếng, được cho là của đại sư Trung Quốc  Linje, khi đi: "Nếu bạn gặp Đức Phật trên đường, hãy giết chết ông ta." Công án không phải là một lời kêu gọi giết người, nhưng một lời khyến cáo ẩn dụ không bị ràng buộc trong giáo điều, tập quán, tiêu chuẩn. Bạn không thể theo đuổi Đức Phật nếu bạn đang mù quán chấp thủ đối với phạm trù về Phật. Bạn không thể phát triển nếu bạn không muốn buông bỏ nó.

Trong sự phát biểu công khai thân mật và mặc khải nhất của Jobs, Bài diễn văn trong lễ phát bằng mà ông nói tại Đại học Stanford vào năm 2005, ông lập lại công án của Linje trong kiểu cách ảnh hưởng châu Á không ai có thể bắt chước: "Cái chết", ông nói, "rất có thể phát minh tốt nhất của cuộc đời. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa đi cái cũ để làm đường cho cái mới. Ngay bây giờ cái  mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không quá lâu từ bây giờ, bạn sẽ dần dần trở thành cũ và được xóa đi. "

Và đó là lý do tại sao Jobs hầu như thích đề bạt hơn những người say mê công việc của ông, không phải thương tiếc cái chết của ông, nhưng thay vì tổ chức lễ kỷ niệm những gì mà ông  đã cống hiến cho mọi người, hãy hướng về phía trước và thay đổi thế giới trong tự bản chất

"Tại sao bị vướng mắc với cái chết của một người?" Jobs có thể nói. Có nhiều cách tốt hơn để xử dụng thời gian và năng lượng của bạn. Hãy phát minh. Hãy tưởng tượng. Hãy chữa trị. Hãy khám phá. Hãy sáng tạo. Hãy truyền cảm hứng. Hãy đẩy loài người về phía trước. Bạn còn chờ gì nữa?

***

Trong thời gian viết bài này, tôi mất một chút thời gian để đếm các sản phẩm của Apple tôi đã sở hữu - và yêu thương - trong cuộc sống của tôi, và tôi ngạc nhiên bằng cách kiểm đếm. Đây là chứng tích của Apple trong cả cuộc đời tôi: Apple IIe, Mac Plus, Mac SE, Macintosh II, Laserwriter Plus, Laserwriter II, Apple Newton eMate 300, Power Macintosh G3 and G4, original iMac G3 (Bondi Blue), iMac G3 (slot-loading; Graphite) iMac G4, original Powerbook 100, Powerbook Duo, Powerbook 540c, Powerbook Duo 2400, Powerbook G3 “Wall Street,” Powerbook G4 “TiBook”, original iBook, Macbook black (2006), Macbook Air, original unibody Macbook, Macbook Air 3,1 (2010), original clickwheel iPod (4GB), original iPod Touch (4GB), original iPod Nano black (2GB), iPod shuffle second generation (blue, 1GB), iPhone 3G (16GB), iPhone 3GS (16GB), iPhone 4 (32GB), Apple TV black, Airport Express, Airport Extreme, original iPad 3G (32GB), iPad 2 WiFi (32GB).

Cám ơn bạn. Steve.

Jeff Yang,

Thích Nữ Tịnh Quang dịch Việt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Xem thêm