Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 06/02/2021, 08:00 AM

Thói quen sống giúp Steve Jobs thành công

Cuốn “Pause. Breathe. Choose: Become the CEO of Your Well-Being” chia sẻ một số thói quen sống kỳ lạ đã giúp Steve Jobs thành công.

"Steve Jobs thực sự chăm sóc bản thân", Naz Beheshti, cựu trợ lý của nhà đồng sáng lập Apple, nói với tờ The Newyork Post.

Cô từng khiến Jobs ngạc nhiên khi mời ông một chiếc bánh quy nho khô làm từ bột yến mạch, “một món dành cho người sành ăn từ Whole Foods” nhưng sau đó cô phát hiện Steve không dùng nó.

Cuốn “Pause. Breathe. Choose: Become the CEO of Your Well-Being” chia sẻ một số thói quen sống kỳ lạ đã giúp Steve Jobs thành công.

Cuốn “Pause. Breathe. Choose: Become the CEO of Your Well-Being” chia sẻ một số thói quen sống kỳ lạ đã giúp Steve Jobs thành công.

Steve Jobs: Sống như thế nào trước khi bạn chết?

Truyền cảm hứng từ những thói quen kỳ lạ

Thay vì món tráng miệng ngọt như vậy, Steve Jobs nổi tiếng khắt khe đối với việc phải dùng một lượng trái cây và rau quả ổn định hàng ngày, nhiều đến mức chúng thậm chí còn truyền cảm hứng cho cái tên phổ biến của công ty công nghệ do ông đồng sáng lập.

“Ông ấy thích bơ và táo, cũng như những cuộn sushi đơn giản, để cung cấp năng lượng cho suốt 10 giờ/ngày tại trụ sở chính của Apple ở Cupertino, California. Hầu như ngày nào tôi cũng nhận hàng hộ ông ấy món cơm cuộn bơ. Ông ấy ăn chay và thức ăn này giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng. Ông ấy cũng không dùng tới nước tương, gừng hay wasabi", Naz Beheshti chia sẻ.

Đã gần một thập kỷ kể từ khi Steve Jobs qua đời ở tuổi 56 vì một dạng ung thư tuyến tụy hiếm gặp nhưng theo Beheshti, tác giả của cuốn sách mới Pause. Breathe. Choose: Become the CEO of Your Well-Being, các CEO công nghệ và những giám đốc khởi nghiệp vẫn háo hức bắt chước những thói quen độc đáo của Steve Jobs.

"Ông ấy ăn chay và thức ăn này giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng", Naz Beheshti chia sẻ.

Steve Jobs: Quán niệm về vô thường để sống tốt đẹp hơn

“Ông ấy giống như thần tượng của họ”, theo Beheshti, người đã hỗ trợ Jobs trong khoảng một năm vào năm 2000 sau khi tốt nghiệp đại học và hiện sở hữu một công ty tư vấn khách hàng về việc tích hợp các phương pháp chăm sóc sức khỏe, như suy nghĩ và hít thở, vào việc kinh doanh.

Steve Jobs được biết đến là người hướng đến lối sống vị tha. Ông đã đến Ấn Độ để học hỏi từ các nhà sư Phật giáo và được cho là từng nhịn ăn trong nhiều ngày liên tục, rất lâu trước khi việc tắm trong rừng và điều chỉnh nhịp sinh học thịnh hành. “Steve biết rằng ông ấy cần phải chăm sóc bản thân để duy trì năng lượng và sự tập trung cần thiết để giúp Apple đạt được những đỉnh cao như đã từng thành công”, Beheshti nói.

Chú trọng thiền và gắn bó với thiên nhiên

Steve Jobs cũng có một số thói quen khác ít kỳ lạ hơn, bao gồm việc thuê một huấn luyện viên riêng hỗ trợ tập luyện ba ngày/tuần. “Ông ấy có một phòng tập thể dục cá nhân ở Palo Alto và đôi khi sẽ chạy bộ”, Beheshti nói.

Jobs, người đang phát triển iPod vào năm Beheshti làm việc dưới quyền ông, sẽ tránh xa văn phòng hoặc các phòng họp của ông khi muốn hội họp công việc. Thay vào đó, Beheshti sẽ lên lịch các cuộc họp cho Jobs tại The Dish, một con đường mòn tự nhiên trong khuôn viên Đại học Stanford. “Ông ấy thích đi bộ và nói chuyện, hoặc gặp gỡ và đi dã ngoại giữa môi trường thiên nhiên”, Beheshti viết.

“Bằng cách tắt điện thoại, ông ấy hoàn toàn sống trong khoảnh khắc hiện tại, tập trung, kiên trì và tận hưởng thời gian sáng tạo của mình”.

“Bằng cách tắt điện thoại, ông ấy hoàn toàn sống trong khoảnh khắc hiện tại, tập trung, kiên trì và tận hưởng thời gian sáng tạo của mình”.

Phương pháp thiền tập của Steve Jobs

Chỉ ra nhiều nghiên cứu về các cuộc họp đi bộ làm tăng “tư duy sáng tạo và năng suất”, Beheshti cũng viết thêm rằng việc đi bộ “tạo sự hứng khởi giữa thiên nhiên [và sẽ] giúp cho nguồn sáng tạo tuôn trào”.

Theo Beheshti, thiền là một chìa khóa thành công khác của Jobs. “Ông ấy thiền định mỗi sáng trong khoảng 15 phút” và việc rèn luyện tinh thần hàng ngày này có ích “rất lớn đối với ông ấy”.

Và dù là giám đốc một công ty công nghệ, Jobs luôn đảm bảo tắt các thiết bị cá nhân trong những khoảng thời gian cần thiết.

Beheshti cho biết: “Tôi hoặc nhiều người khác sẽ cố gắng liên lạc với anh ấy mọi lúc. Nhiều người sau đó biết rằng nếu điện thoại của Jobs tắt thì ông đang thử nghiệm “đồ chơi” hoặc các nguyên mẫu sản phẩm sắp ra mắt của Apple”.

“Bằng cách tắt điện thoại, ông ấy hoàn toàn sống trong khoảnh khắc hiện tại, tập trung, kiên trì và tận hưởng thời gian sáng tạo của mình”, nữ tác giả viết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Xem thêm