Thiền định giúp nhà sư Phật giáo thoát cảnh hoại tử chân phải
Sau trải nghiệm kỳ diệu của mình, nhà sư Phakyab Rinpoche đã thuật lại quá trình thiền định chống lại hoại tử trong cuốn sách: Meditation saved my life (tạm dịch: Thiền đã cứu sống tôi).
Cuối cùng, điều kỳ diệu cho bàn chân họai tử của tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã xảy ra khi ông kiên trì thiền định. Đây là câu chuyện rúng động y khoa Hoa Kỳ.
Từ bàn chân bị hoại tử và lời khuyên của bác sĩ
Nhà sư Phật giáo Tây Tạng Phakyab Rinpoche di cư sang Mỹ từ năm 2003 khi 37 tuổi. Ông lúc đó bị tiểu đường và bệnh Paget xương. Bệnh tình ngày càng nặng, chân phải của ông đã bị hoại tử (gangrene). Khi nhập viện điều trị, ông được 3 bác sĩ khác nhau chẩn đoán sẽ phải cưa chân để cứu tính mạng, theo trang web The Spirit Science đưa tin.
'Sự hoại tử ở gót chân phải của tôi, được mô tả bằng hai từ “thảm hại,” cũng là hậu quả từ sự tàn ác của những bạo lực. Theo chẩn đoán của bác sĩ, tiến trình thối rữa của sụn, xương và dây chằng là không thể đảo ngược và tiến triển quá nhanh để có thể sử dụng những phương án phẫu thuật bảo toàn hơn. Tôi đã tham vấn vài bác sĩ chuyên khoa thấp khớp. Tất cả đều đồng quan điểm. Tôi có thể thấy sự lo lắng và thiếu niềm tin trong mắt họ', ông nói.

Nhà sư Phật giáo Tây Tạng Phakyab Rinpoche.
Những lúc đó bất kỳ bệnh nhân nào, kể cả nhà sư Phật giáo này đều không còn lựa chọn nào khác. Nhưng ông là một người tin vào Phật Pháp và những điều kỳ diệu nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học hiện đại.
Mặc cho bao nhiêu lời đề nghị cảnh báo, trong thâm tâm, linh tính vẫn mách bảo ông rằng đừng nên đồng ý phẫu thuật cắt bỏ. Do đó Phakyab Rinpoche đã tìm tới Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 để xin tư vấn liệu có nên cưa bỏ chân hay không.
Công năng diệu kỳ của thiền Phật giáo
'Để làm rõ linh cảm này, tôi đã viết thư thỉnh cầu đức Đạt Lai Lạt Ma. Câu trả lời tôi nhận được từ Ngài củng cố thêm niềm tin trong tôi. Tôi sẽ không chờ đợi thêm nữa. Ngay khi có thể, tôi sẽ thông báo với bác sĩ chỉnh hình rằng tôi đã có quyết định của mình. Tôi sẽ chào tạm biệt đội y tá đã chăm sóc cho tôi hết sức từ ái suốt từ tháng 5 năm 2003.
“Là người tu Phật, không có gì đáng sợ hết. Thậm chí ngay cả điều được cho là tồi tệ nhất – cái chết”, nhà sư thuật lại với tờ Daily Beast. 'Khi đó tôi lại tái sinh. Tuy nhiên nếu mất đi một chân, kiếp này tôi sẽ uổng phí thời gian vì không thể làm nhiều điều mình mong muốn một cách trọn vẹn”.
Bởi vậy nhà sư đã nghe theo lời khuyên của Đức Đạt-Lai-Lạt-ma và từ chối cưa chân. Ông cũng không dùng bất kỳ loại thuốc nào hay theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt của bác sĩ.
Điều duy nhất ông theo đuổi là thiền định. Buổi sáng, ông dậy sớm và thiền. Ban đầu, bệnh trở nặng thêm với màu da chân trở nên xám xịt, chỗ loét lan rộng và sưng phồng rất đau đớn. Ông nhớ lại mùi hoại tử thật kinh khủng, nhưng tự bản thân lại cảm thấy có gì đó tốt hơn hẳn. Rồi dần dần các vết loét tự hàn gắn, mọi thứ tốt đẹp hơn. Không chỉ các vết hoại tử biến mất mà toàn chân của ông trở về ban đầu khi chưa bị bệnh.

Cuốn 'Meditation saved my life' (tạm dịch: Thiền đã cứu sống tôi).
Sau 10 tháng ông đã đi lại bình thường, không cần nạng. Một năm sau ông có thể thoải mái vận động như chưa từng bị hoại tử. Lúc các bác sĩ gặp lại sư, họ đã vô cùng bất ngờ.
Đặc biệt họ thấy được não của nhà sư xuất hiện một loại năng lượng lớn mạnh và lan tỏa ra khắp cơ thể, khiến thể trạng của ông vô cùng mạnh khỏe.
“Y học hiện đại phương Tây không rõ loại năng lượng này là gì, nhưng có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học trước đó đã cho chúng tôi thấy rằng thiền định giúp điều hòa mạch máu, tăng cường miễn dịch và cung cấp ôxy tích cực cho cơ thể” - bác sĩ William C. Bushell bình luận. Ông là chuyên gia nghiên cứu về y học – nhân chủng kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu East-West Research for Tibet House tại New York.
Sau trải nghiệm kỳ diệu của mình, nhà sư Phakyab Rinpoche đã thuật lại trong cuốn sách Meditation saved my life (tạm dịch: Thiền đã cứu sống tôi).
Bạn cũng có thể thăm website của nhà sư Phakyab Rinpoche từ bây giờ.
Điều trị bệnh trầm cảm dưới góc nhìn của Đạo Phật: Hiểu vô thường và thiền định
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh
Nghiên cứu
Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?
Nghiên cứu
Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt
Nghiên cứu
Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?
Nghiên cứu
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.
Xem thêm