Thứ năm, 13/04/2023, 18:22 PM

Vượt qua trầm cảm bằng cách thiền định?

Thời gian gần đây, bệnh trầm cảm có xu hướng tăng lên. Vậy làm thế nào để chúng ta giải quyết những lo lắng, sợ hãi và trầm cảm? Điều này từng được Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn bằng cách thiền tịnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng được đánh giá là người có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thiền sư đã dành cả cuộc đời để đi truyền giảng cách giúp con người vượt qua mọi khó khăn về tinh thần, tìm đến hạnh phúc, thanh thản trong tâm hồn nhờ thiền định.

Thiền sư đã phối hợp kiến thức về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng các phương pháp truyền thống Phật giáo sâu sắc và ngành tâm lý học để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của mình đối với thiền.

“Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau mà phải đối mặt với nó. Bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì tạo ra những đau khổ đó. Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong sẽ giải quyết được mọi vấn đề chúng ta gặp phải. Và thiền tịnh có thể giúp chúng ta giải quyết những vấn đề lo lắng, giận dữ, sợ hãi và trầm cảm. Đó là cách chữa bệnh tự nhiên”. 

Vượt qua trầm cảm bằng cách thiền định? 1

Ảnh minh họa.

Qua đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ dẫn về nghệ thuật ngồi thiền tịnh tâm giúp con người vượt qua mọi khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống:

- Đặt tấm nệm để ngồi vào căn phòng riêng hoặc một góc phòng có đủ không gian yên tĩnh và ánh sáng khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nên tìm một tấm đệm phù hợp với cơ thể giúp bạn ngồi trong khoảng thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi.

- Âm thanh của tiếng chuông là cách tuyệt vời để bắt đầu buổi thiền tịnh tâm. Nếu không có chuông, bạn có thể tải bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính để sử dụng khi cần.

- Người ngồi thiền cần ngồi đúng tư thế, giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Thư giãn cơ mặt bằng một nụ cười nhẹ, tự nhiên. Nụ cười là giải pháp tốt nhất để thư giãn tất cả các cơ mặt và tâm hồn.

- Chú ý đến hơi thở của bạn khi hít vào và thở ra thật sâu, đều. Bên cạnh đó, khi bạn chú ý đến hơi thở, cơ thể và tâm trí sẽ kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem lại niềm vui, sự bình tĩnh và thư giãn. Đây cũng là lý do vì sao ngồi thiền tịnh tâm lại giúp trấn an tâm trí con người.

- Khi bạn hít thở hãy suy nghĩ đến những điều tích cực. Đừng bận tâm về việc dáng ngồi của bạn trông như thế nào. Hãy ngồi theo cách bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

- Cho dù ở trong nhà hoặc ngoài trời, một nơi yên tĩnh luôn là địa điểm tuyệt vời để tĩnh tâm. Tuy nhiên, thực hành chánh niệm là bạn có thể ngồi tại bất cứ đâu bạn muốn. Có thể là khi ngồi trên xe buýt, xe lửa, nơi làm việc... chỉ cần tập trung tĩnh tâm, duy trì hơi thở nuôi dưỡng và phục hồi bản thân.

- Nên ngồi thiền thường xuyên để hình thành thói quen coi đó là một món ăn tinh thần. Đừng tự tước đoạt sự thư giãn của bản thân và tâm hồn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

“Bày đặt đi chùa, làm như hiền lắm”

Sống an vui 15:43 25/03/2025

Mình bớt nghe kể chuyện xấu của người khác được không?

Tâm mỗi người vốn là nguồn hạnh phúc hoàn hảo

Sống an vui 10:18 25/03/2025

Dưới góc nhìn của đạo Phật, bài học về hạnh phúc không nằm ở bên ngoài mà chính trong tâm mỗi người. Đức Phật đã dạy rằng mọi đau khổ hay an vui đều khởi sinh từ tâm. Khi nhận ra điều này, ta mới thực sự có thể làm chủ hạnh phúc của mình mà không còn lệ thuộc vào ngoại cảnh hay người khác.

Sống với tâm Phật hiền lương, cuộc đời sẽ an vui hạnh phúc

Sống an vui 09:00 25/03/2025

Những thói hư tính xấu là những tập khí thói quen huân tập lại mà thành. Đó không phải là những tính xấu bất biến mà hoàn toàn có thể tu tập, đoạn trừ chuyển hóa để tâm Phật, tính tốt, lòng lương thiện trong họ phát sinh và phát triển...

Xem thêm