Thiền một chút
Chuyện thiền không phải là mới, nhưng khi nhiều nhà khoa học say mê nghiên cứu, đi sâu vào cơ chế của thiền, tìm hiểu tác động của thiền lên não bộ và cơ thể thì thiền càng được xác nhận là phương pháp chữa trị stress.
Trong những năm gần đây, chuyện stress được nói đến nhiều, nhất là tại các thành phố lớn, nơi mà nhịp sống công nghiêp khẩn trương và yêu cầu nghiệt ngã của thị trường có thể gây chấn động cuộc sống bình yên của cá nhân và gia đình, với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Bạn bức xúc chuyện công tác ở cơ quan?- Stress! Vợ chồng lương tiền thiếu trước hụt sau?-Stress! Anh hàng xóm giận vợ, mắng con?-Stress! Chị thấy chồng có biểu hiện chán “cơm”mê “phở”!-Stress!…
Thật ra stress, thời nào cũng có, ai cũng phải chịu, chỉ khác nhau ở mức độ, vì trong cuộc sống, ai cũng có lúc chịu bất trắc, tai ương, đau buồn, và stress chính là phản ứng tự vệ của cơ thể chống lại các biến cố đó. Khi biến cố xảy ra, cơ thể con người tiết các loại hormon cần thiết từ tuyến thượng thận để đề kháng, khi đó tim đập nhanh, phổi làm việc nhiều hơn, đường trong máu tăng lên để cung cấp nhiệt lượng, tiêu hóa chựng lại. Khi biến cố qua đi, cơ thể dần dần lấy lại số hormon đã tiêu xài và mọi sự trở lại bình thường. Tuy nhiên khi biến cố xảy ra dồn dập, thì con người dần dần mất khả năng kháng cự, hormon không có cách gì bù đắp, tuyến thượng thận bị tổn thương, từ đó bệnh tật do stress đưa đến, bệnh tim mạch, trầm cảm, thần kinh, dạ dày mất trí nhớ, đái đường, ung thư…Đặc biệt, xã hội càng văn minh theo hướng công nghiệp cao thì stress càng gia tăng: áp lực do mệnh lệnh, công việc nhàm chán, đơn điệu, chạy đua theo lợi nhuận, tăng năng suất, phấn đấu hoàn thành hợp đồng, nguy cơ mất việclàm, căng thẳng trong quan hệ gia đình do cuộc sống khó khăn, tổ chức gia đình không giữ được tổ ấm…Cuộc cách mạng kỹ thuật số đem đến cho loài người không biết bao nhiêu tiện nghi, bao nhiêu điều kỳ diệu, nhưng đồng thời con người phải sống nhanh hơn, dễ bị tổn thương tinh thần hơn, và như thế lại càng bị stress.
Gieo trồng hạnh phúc bằng hành thiền
Làm sao để đứng vững được, làm việc được trong nhịp sống của văn minh hiện đại, hơn thế nữa còn vui thú với biết bao điều kỳ diệu của thế giới sẽ mà không bị stress lôi vào tuyệt vọng? Nhiều người bị căng thẳng đầu óc, chọn cách giải trí sau một ngày làm việc để vui sống và giải tòa stress: có thể là chơi thể thao, có thể nghe nhạc, có thể chăm sóc vườn cây cảnh, có thể a-lô với các “chiến hữu” để hẹn lai rai chuyện trò, cười đùa thoải mái; hoặc cũng có thể đón con ở trường, về nhà cùng vợ con loay hoay việc nhà, ấm áp tình thương,…Đây là trường hợp những người lành mạnh, stress chẳng qua cũng chỉ là những thử thách, đôi khi làm cho cuộc sống có ý nghĩa, còn hơn cứ đều đều công việc; có như thế thì mới vui sau giờ làm việc, ly bia mới đậm đà hơn, hoa lá mới xinh tươi hơn…
Giới chuyên môn đã đề nghị những liệu pháp để giảm nhẹ stress: thư giãn, nghỉ ít phút khi căng thẳngđầu óc; tạm thời rời khỏi bàn làm việc; cười lên, cười nhiều đi chứ!; vui với người xung quanh; tập lắng nghe để hiểu rõ người khác và đi đến thông cảm; cải thiện môi trường tại nơi làm việc; ngủ nhiều hơn; tìm người tư vấn để giúp mình sáng suốt hơn, hoặc ít ra tìm bạn hoặc người thân để san sẻ nỗi buồn; dành nhiều thời gian hơn để thân cận những người lạc quan, những người vui sống đặc biệt là những người tình nghèo mà vui; biết nói “không”khi mục tiêu phi thực tế,…
Không ngờ thiền của phương Đông lại là một cách giải quyết hiệu quả. Đơn giản nhất là thở. Điều hòa hơi thở, chú tâm vào hơi thở, thở sâu, chậm, yên lặng và đều đặn. Khi đó tim đập chậm, giảm huyết áp, an tịnh hệ thần kinh. Hiện nay, xã hội phương Tây mở ra những trung tâm thiền, những nơi an dưỡngkết hợp thiền, những bài học luyện tập yoga, thực hành thiền với nhiều trường phái. Tuy nhiên, nghe thì dễ, nhưng áp dụng thì…khó hay dễ tùy theo mỗi người. Nếu ai đó tìm cách quên đi chuyện đời, chuyện người, chuyện xã hội, cơ quan, gia đình…bằng bia rượu, bằng thuốc ngủ, bằng những phương tiện bên ngoài mình, thì chỉ làm thêm trầm trọng stress. Cố gắng chủ động giải quyết chuyện khúc mắc, trở vềvới mình, vui với mình, để rồi sống cho mình và người thân, với mọi người, với thiên nhiên, mới là giải pháp triệt để hơn.
Năm chướng ngại trong khi hành thiền
Chuyện thiền không phải là mới, nhưng khi nhiều nhà khoa học say mê nghiên cứu, đi sâu vào cơ chế của thiền, tìm hiểu tác động của thiền lên não bộ và cơ thể thì thiền càng được xác nhận là phương pháp chữa trị stress. Giáo sư y khoa Jon Kabat-Zinn, dạy thiền tại Đại học Massachusetts, Hoa Kỳ, là một người nghiên cứu thiền và ứng dụng thành công (1). Ông tốt nghiệp ngành sinh học phân tử, chuyển sang nghiên cứu và điều trị stress, đặt nền tảng trên việc tập trung chú ý vào hơi thở, tập trung chú ý vào các giác quan. Chính vì con người không tập trung chú ý cho nên không tập trung tư tưởng, giữ được định, để ý thức về mình, về các giác quan của mình, có mắt nhưng không biết thấy cảnh đẹp, có mũi nhưng không biết ngửi hương thơm buổi sáng, ăn là nhai nuốt chớ không biết vị của rau quả, thở thì không để ý mình thở, chỉ khi nào sổ mũi,khó thở, khi đó mới có ý thức về sự cần thiết của thở. Thức tỉnh giác quan là chủ đề cuốn sách mới đây của ông, được dịch sang tiếng Pháp: L’eveil des sens, mà ông giới thiệu tại Paris trong chuyến thăm Pháp. Khi có người lưu ý ông rằng phương pháp của ông cũng có thể giúp đở người đau khổ vì bệnh thiếu chú ý như thế, ông cười và trả lời: “Trời ơi, cả một xã hội đau khổ vì bệnh thiếu chú ý trong thời buổi này!”.
Giáo sư đã khảo sát thấu đáo, một cách khoa học, tác dụng của những đường lối thiền khác nhau (yoga, thiền Tây Tạng, Zen…) trước khi cho ra đời bệnh viện về stress năm 1979. Ông khuyên mọi người một cách đơn giản,đượm phong vị thiền: “Vào thời buổi kỹ thuật số thúc giục chúng ta không ngừng, tốt hơn hết là tự điều chỉnh với mình mỗi ngày một khoảng thời gian nào đó để được quyền ‘không làm gì cả’. Một chút hầu như không gì cả’ (‘presque rien’) chẳng tốn kém gì mà hiệu quả lại vô giá cho sức khỏe”. Thật hạnh phúc không ngờ, “nếu ta biết dừng lại một chút, vài phút mỗi ngày để thưởng thức thinh lặng, ngồi xuống ‘thật đơn giản và không vấn vương việc gì’ như những thiền sư Zen nói, để tìm lại mình thưởng thức tĩnh tại, hưởng giây phút kỳ diệu của hiện tại”. Đây không phải là chuyện hình thức tâm linh nào, cũng không phải là lời mời gọi liên kếttrong một nhóm bí mật nào, đây là y khoa, là sức khỏe.
Người đang mang thai hành thiền được hay không?
Tự đối chiếu công việc chữa trị stress hồi ông mới mở bệnh viện về stress năm 1979 với thưc tế ngày nay, ông nhận xét: “Khi tôi tìm lại tôi lúc đó, tôi tự bảo: ‘Stress là cái thớ gì trong những năm đó?’ So sánh với những gì chúng ta sống hiện nay, ta lao mình vào thế giới số, và nó cứ thúc đẩy ta thường xuyên, bắt chúng ta làm nhiều việc, thì stress thời đó chẳng là cái gì cả! Ngày nay, đối diện với tiến bộ kỹ thuật số, chúng ta không còn thấy những bảng biểu, trả lời e-mail, chúng ta sợ không làm hết mọi chuyện, chúng ta không thể tập trung quá 5 phút…ghiền kỹ thuật số như ma túy, chúng ta loay hoay, làm đi,làm lại…Chúng ta không còn là người, mà là bộ máy người”.
Với quan điểm như thế, ông đã dạy thiền và chữa trị stress từ 30 năm nay. Ông đã tham luận tại những hội thảo của các xí nghiệp cũng như tại những đại hội y khoa, ông cũng đã giúp cho những đội tuyển Olympic, giúp những quân nhân đã chiến đấu từ Irak trở về. Ông lặp đi lặp lại, “hầu như không gì cả” (presque rien): “chúng ta có thể cảm nhận tốt hơn nếu mỗi ngày thiền một lúc, để ta hòa giải với ta, để đồng điệu với chính ta. Ông lặp lại, thật là cấp bách để học cách phục vụ mình bằng những khả năng khác, chứ không chỉ khả năng suy nghĩ, để khám phá ý thức, một ý thức trọn vẹn của mình. Ông cũng dạy “Ở đây và bây giờ”cho những nhà quản trị. Không biết ông có phải là Phật tử không, nhưng ông nói theo Phật giáo, ngoài năm giác quan (tai, mắt, mũi,lưỡi, thân), thì ý cũng là giác quan. Tốt nhất là sống tận cùng từng thời điểm. Và coi chừng, những gì đơn giản và chính yếu sẽ bị cuộc sống hiện đại xóa bỏmỗi ngày một ít.
Khoa học kỹ thuật tiến như vũ bão, thế giới số phát triển tất yếu, nếp sống nhanh, chuyện thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, chứng khoán trồi sụt, con người bấp bênh, lẽ loi, cô đơn… những yếu tố của xã hội phương Tây đã gây hội chứng stress. Việt Nam cũng đã có những yếu tố đó, tuy không đậm đặc như ở phương Tây, ngoài ra Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang xã hội công nghiệp, nên đặt ra thêm một số vấn đề như ô nhiễm môi trường, sống chen chúc trong các khu công nghiệp,các thành phố lớn, thiếu việc làm cho một bộ phận vốn xuất thân từ nông nghiệp, gia đình thiếu bền chặt vì đời sống quá khó khăn, các tệ nạn xã hội..cho nên stress có nhiều sắc thái. Chắc chắn ngành tâm lý trị liệu càng ngày càng có đất đứng.
Bố thí, trì giới và hành thiền để thanh lọc thân tâm
Nhưng hiện tượng nhan nhản quán cà phê buổi sáng, quán nhậu buổi chiều có phải là nơi để… xả stress? Có thể nhưng không hẳn. Có lẽ căn bệnh xã hội đáng tập trung giải quyết ưu tiên là công ăn việc làm (nhiều người ước ao: stress cũng được, miễn là có công ăn việc làm!). Vô công rỗi nghề, thừa thải thời gian thì tất nhiên không bị stress vì áp lực công việc, mà bị stress vì gia đình lủng củng, vì mặc cảm thân dài vai rộng mà chẳng nên cơm cháo gì. Về phía khác, có những người đang làm việc mà tìm quên trong hơi men do gặm nhấm nỗi buồn vì hoàn cảnh khó khăn cá nhân hay gia đình, vì đồng lương thấp, bị chịu đựng bất công, hoặc cũng có thể bị tình phụ…., thì tình trạng stress là trầm trọng. Những bệnh nhân stress của Giáo sư y khoa Jon Kabat-Zinn thuộc xã hội công nghiệp và hiện đại phương Tây không biết có bao hàm những loại đối tượng nói trên hay không, nhưng lời khuyên thiền một chút của ông vẫn có ý nghĩa, để mỗi người nhìn lại mình, để thức tỉnh giác quan, nhất là ý, sao cho stress không dẫn dắt con người đến khổ não triền miên:
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo”.
(Kinh Pháp Cú)
Giáo sư Jon Kabat-Zinn đã khảo sát trong nhiều năm tác dụng của những kỹ thuật thiền lên cơ thể, đã bắt mạch và kê thuốc đúng lúc cho xã hội phương Tây. Con đường nghiên cứu và ứng dụng khoa học thành công của ông, đã đưa ông và các bệnh nhân stress đến gần Phật: Thiền. Trở về tâm, Hiện pháp lạc trú. Vậy thì, dầu ở phương Đông hay phương Tây, tìm về chánh pháp cũng là tìm nơi chốn an lạc.
Chú thích:
1. Tư liệu trong bài này lấy từ phụ san Le Monde 2 của nhật báo Le Monde (Pháp), ngày 20/6/2009: “Et si nous prenions le temps de mediter”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm