Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/03/2019, 14:55 PM

Thiền sư Pháp Loa: Một hiện tượng trong Phật giáo Việt Nam

Thiền sư Pháp Loa là tấm gương tiêu biểu trong Phật giáo Việt Nam về quan điểm dùng người hiền tài, là bài học giá trị về tính tùy duyên để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Phật giáo vững mạnh, là thể hiện sự cống hiến hết mình vì lợi ích chung của đạo pháp và dân tộc.

>>Chân dung từ bi

Pháp Loa (法螺), 1284-1330 là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Thiền sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Thiền sư là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lịch sử hơn hai ngàn năm Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã để lại khá nhiều những câu chuyện, những hiện tượng độc đáo. Tương truyền từ  thời vua Hùng Vương thứ ba, đã có vị sư Đạo Quang dạy Chử Đồng Tử học Phật pháp và truyền cho bảo bối.

Câu chuyện về Thiền sư Pháp Loa là có thật trong lịch sử

Hiện nay dấu tích của vùng đất có tòa lâu đài mà Chử Đồng Tử và vợ là công chúa Tiên Dung (con gái của vua Hùng) đã từng ở vẫn còn, theo truyền thuyết, khi gặp nguy biến nhờ phép thuật được sư Đạo Quang truyền dạy và nhờ bảo bối sư trao, Chử Đồng Tử và vợ cùng lâu đài đã bay về trời để lại một vùng đất trũng gọi là đầm Dạ Trạch ngày nay.

Bài liên quan

Hiện tượng độc đáo khác, đó là câu chuyện về Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116), truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông cho Thiền sư Minh Không biết mình sẽ đầu thai thành con của Sùng Hiền Hầu là em trai của vua Lý Nhân Tông (vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền Hầu là Lý Dương Hoán, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, sau là vua Lý Thần Tông). Khi làm vua, Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, người vua mọc lông và gầm như cọp, quần thần phải dùng cũi vàng nhốt vua, người cứu chữa được là Đại sư Nguyễn Minh Không.

Đại sư Nguyễn Minh Không (1076-1141, đời thứ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi), năm vua Lý Thần Tông 21 tuổi, bỗng nhiên mắc bệnh biến  thành cọp, cuồng loạn đáng sợ. Triều đình phải làm cũi vàng nhốt vua trong đó. Khi ấy có đứa bé ở Chân Định hát rằng:

Nước có Lý Thần Tông

Triều đình muôn việc thông

Muốn chữa bệnh thiên hạ

Cầu được Nguyễn Minh Không.

Lời hát đồn đến triều đình, triều đình sai người đi mời Đại sư về triều chữa bệnh cho vua. Người do triều đình phái tới mời Đại sư, mới tới nơi Sư đã nói: “Có phải là việc cứu cọp đó ư?”. Viên quan chỉ huy hỏi: “Sao Đại sư biết trước?”. Sư bảo: “Ta đã biết việc này trước ba mươi năm”. Đại sư đến triều vào trong điện ngồi, lên tiếng bảo: “Đem vạc dầu lại, trong đó để một trăm cây kim, và nấu dầu cho sôi, rồi đem cũi vua lại gần đó.” Mọi việc sư dặn đã chuẩn bị xong, sư cho tay vào vạc dầu sôi, lấy ra một trăm cây kim, găm kim vào thân vua và nói: “Quý là trời”. Tự nhiên lông, móng, răng cọp đều rụng hết, vua khỏi bệnh, thân trở lại như cũ.

Pháp Loa (法螺), 1284-1330 là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này.

Pháp Loa (法螺), 1284-1330 là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này.

Các hiện tượng trên đều là truyền thuyết, riêng Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa là có thật trong lịch sử, không huyền thoại, không dã sử, đây là hiện tượng khá độc đáo trong lịch sử Phật giáo và lịch sử Việt Nam, đã gần bảy trăm năm trôi qua, đến nay bài học về chọn người, dùng người hiền tài trong thời Trần vẫn còn nguyên giá trị rất lớn cho hậu thế nhiều bài học.

Lựa chọn Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa là Sơ tổ Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông. Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa (1284-1330), năm 20 tuổi mới xuất gia theo Trần Nhân Tông, năm 21 tuổi được thọ giới Tỳ-kheo, năm 24 tuổi được Sơ tổ Trần Nhân Tông trao truyền y bát để nối tiếp Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm.

Việc chọn Pháp Loa làm Nhị tổ là một hiện tượng lạ của Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ bởi: Đệ tử theo Sơ tổ rất đông, người thân cận bên cạnh Sơ tổ có tới bảy tám người, đều là những người tu trước Pháp Loa khá lâu, có người lớn tuổi hơn và học hành nhiều hơn Pháp Loa.

Sơ tổ chọn Pháp Loa để trao truyền vị trí Nhị tổ nối dòng Trúc Lâm, bỏ qua truyền thừa theo truyền thống thế thứ đối với các vị tu trước, có vị là bậc thầy của Pháp Loa; bỏ chứng chỉ học thuật, trước tác bởi Pháp Loa mới xuất gia được bốn năm, việc học, việc trước tác chắc hẳn còn xa nhiều vị.

Qua việc lựa chọn của Sơ tổ đối với Pháp Loa, chứng tỏ sự tin tưởng và tầm nhìn xa rộng của Sơ tổ đối với Phật giáo và đối với cá nhân Pháp Loa, đồng thời khẳng định tính linh hoạt theo tinh thần của Phật giáo (khế lý, khế cơ, khế thời, khế xứ) trong sử dụng người hiền tài đáp ứng cho yêu cầu trước mắt và lâu dài của Phật giáo Việt Nam.

Bài liên quan

Việc Sơ tổ chọn Pháp Loa một người tuổi đời rất trẻ, tuổi đạo rất ít trong một giáo đoàn Phật giáo bây giờ rất đông các bậc trưởng thượng, thể hiện quan điểm dùng người phải chọn người hiền tài, không câu nệ ở thế thứ, tuổi tác. Đây cũng là một trong những hiện tượng tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam thời Trần.

Điều chọn của Sơ tổ cho thấy Pháp Loa phải là bậc xuất chúng trong tu Phật ở nhiều mặt: Xuất sắc trong học thuật (dù mới học), trang nghiêm giới đức (dù còn trẻ) và khả năng tổ chức phát triển Giáo hội Trúc Lâm lúc bấy giờ (dù chưa thể hiện), nhưng Sơ tổ đã nhìn thấy khả năng, tố chất tiềm ẩn trong con người Pháp Loa, để khi chính ngôi trong cương vị Nhị tổ, tố chất và tiềm năng ấy đã được tỏa sáng.

Và Sơ tổ chọn Pháp Loa quả thực không sai, 27 năm trong cương vị Nhị tổ thiền phái Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa đã cống hiến cho Giáo hội Trúc Lâm và dân tộc trí tuệ, tâm đức của Ngài với kết quả đáng khâm phục: xây dựng, củng cố tổ chức Giáo hội quy củ, thông qua quản lý chặt chẽ người tu hành, lập sổ bộ Tăng tịch để quản lý Tăng sĩ xuất gia; mở trường bồi dưỡng đào tạo Tăng tài nhằm nâng cao năng lực tu tập và hoằng dương Phật pháp cho Tăng Ni, biên soạn kinh sách để hệ thống hóa kinh điển, giáo lý của Đức Phật; đưa Phật giáo đi sâu vào đời sống nhân gian để cố kết nhân tâm vun bồi trí đức cho nhân dân,...

Trong cương vị Nhị tổ 27 năm, Thiền sư Pháp Loa đã tôn tạo trên 1.300 pho tượng Phật, mở thêm hai đại già-lam (Côn Sơn và Thanh Mai), lập nhiều tháp, mở nhiều Tăng đường, cho khắc in bộ Đại tạng kinh, độ cho gần 15.000 vị sư, đệ tử đắc pháp hơn 3.000 vị, Đại pháp sư có 6 vị,… [Thiền sư Pháp Loa - Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm, Côn Sơn Kiếp Bạc, 2015].

Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa là tấm gương tiêu biểu trong Phật giáo Việt Nam về quan điểm dùng người hiền tài, là bài học giá trị về tính tùy duyên để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Phật giáo vững mạnh, là thể hiện sự cống hiến hết mình vì lợi ích chung của đạo pháp và dân tộc. Sự tiêu biểu ấy còn nguyên giá trị tới ngày nay để hậu thế nghiên cứu học tập.

Tư tưởng thiền học của Thiền sư Pháp Loa

Những tác phẩm của Thiền sư Pháp Loa để lại ngày nay không còn, duy chỉ có một phần của sách Tham Thiền Yếu Chỉ còn giữ lại dưới nhan đề Thiền Ðạo Yếu Học, in trong sách Tam Tổ Thực Lục ngay sau phần nói về đời  Thiền sư Pháp Loa.

Thiền Ðạo Yếu Học có lẽ đã được ghép vào trong sách Tam Tổ Thực Lục trong một ấn bản tương đối gần đây. Xét nội dung và nhất là lời ghi chú phía sau, ta có thể nói Thiền Ðạo Yếu Học là chính do Pháp Loa viết. Nhưng lời ghi chú ấy như sau:

Bài liên quan

"Sư tịch năm 47 tuổi, được nối dòng sau 23 tuổi theo tông môn của Dương Kỳ, nắm chỉ ý của Viên Ngộ, ngày ngày đàm thiền thuyết pháp trong tinh thần "vô nhất pháp nhi khả đắc", nơi nơi tiếp xúc độ sinh, theo tinh thần "phi chúng sinh nhi bất lợi". Khi đi thì thấy trâu đã giống mặt trăng, khi đứng thì nghe ngựa gỗ hí gió; ngôi thì dựa vào gốc cây không bóng, nằm thì nghỉ lưng nơi không giường chiếu, nào ai có thể biết được sự tuyệt vời của đời ngài.

Kinh Chư Sơn Lâm nói: "Thiền tông chợ sáng" tức là nếu gặp ý chỉ ngoài ngôn ngữ ngữ thì không nên dính vào kiến văn, chứ không kẹt vào nghĩa huyền diệu trong văn cú. Hãy khai mở tư duy một cách thong thả, nhiên hậu mới có thể hướng về tông môn, đạt tới chuyển ngộ, mới có thể nắm tay tổ cùng đi... Nếu không thì cũng chỉ làm một cuốn sách mọt gặm mà thôi vậy...

Tôi tuy có duyên may kim cải, được gặp sách báu này, vẫn hổ thẹn là không có tài thổ phụng, để lạm biên vào thánh tích. Nhưng nhờ ở chút công đức nhỏ mọn {khắc bản} này mà mong báo được từ ân, và phụ mẫu nhiều đời.. Mong nhờ một câu nói huyền diệu mà tất cả đều được thành chính giác. Ôi! Gươm kia vì bất bình mà ra khỏi vỏ báu, thuốc kia vì trị bệnh mà giốc khỏi bình vàng, cho nên có kệ rằng:

Ma cường pháp nhược, đạo suy vi

Phật tổ xưa kia đã liệu kỳ

Còn có lời vàng làm mẫu mực

Ai người đạt ngộ khỏi tìm chi".

Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa là tấm gương tiêu biểu trong Phật giáo Việt Nam về quan điểm dùng người hiền tài, là bài học giá trị về tính tùy duyên để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Phật giáo vững mạnh, là thể hiện sự cống hiến hết mình vì lợi ích chung của đạo pháp và dân tộc.

Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa là tấm gương tiêu biểu trong Phật giáo Việt Nam về quan điểm dùng người hiền tài, là bài học giá trị về tính tùy duyên để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Phật giáo vững mạnh, là thể hiện sự cống hiến hết mình vì lợi ích chung của đạo pháp và dân tộc.

Những lời trên cho ta thấy người viết đã có cái may mắn gặp được cuốn Thiền Ðạo Yếu Học của Pháp Loa (Thiền sư Pháp Loa mất năm 47 tuổi được đắc pháp năm 23 tuổi) trong một thời đại Phật pháp suy vi (có lẽ cuối thế kỷ thứ mười bốn hay trong thế kỷ thứ mười lăm). Ông ta mong công đức khắc bản cuốn sách này sẽ báo được bốn ân, và hy vọng đời sau có những người đọc sách của Pháp Loa mà đạt ngộ. Tiếc là ta không thấy nghe tên người khắc bản và ngày tháng mà người ấy viết những dòng trên.

Thiền Ðạo Yếu Học là một tập mỏng, gồm có những bài sau đây:

1) Lời khuyến lệ kẻ xuất gia tinh tấn hành đạo.

2) Kể lại một buổi khai đường đại tham của Trúc Lâm năm 1304.

3) Lời khuyến cáo đại chúng về tam học của thượng thừa.

4) Yếu thuyết về đại thừa.

5) Phải am tường học thuật.

Trong lời Khuyến lệ kẻ xuất gia tinh tấn hành đạo, Thiền sư Pháp Loa có nói về việc tìm thầy học đạo, phân biệt chân ngụy và thiện ác.

Trong bài "Kể lại một buổi khai đường đại tham của Trúc Lâm năm 1304", Thiền sư Pháp Loa chỉ thuật lại những lời của Trúc Lâm khai thị đại chúng về tự tính thanh tịnh sẵn có của mọi người và ghi lại vài mẫu vấn đáp ngắn giữa Trúc Lâm và môn đệ.

Bài lời khuyến cáo đại chúng về Tam Học của Thượng Thừa có thể nói là tư tưởng của Pháp Loa về Thiền học. Trong bài này ông đề cập đến vấn đề kiến tính, về vấn đề có không của tâm ý, về vấn đề tham cứu thoại đầu và đưa ra những lời khuyến lệ tu tập.

Bài liên quan

Bài Yếu Thuyết Về Ðại Thừa là một bài ngắn nói về trình tự nghe đạo, tư duy đạo và thực hành đạo (văn, tư, tu).

Bài Phải Am Tường Học Thuật nói về nhu yếu phải học trước khi hành động và những điều thiết yếu thực tiễn trong đời thu đạo: chọn bạn tốt để thân cận, học kinh pháp tìm nơi thu học thuận lợi.

Tuy nhấn mạnh đến nhu yếu tìm học kinh điển nhưng Thiền sư Pháp Loa vẫn không quên đặt vấn đề kiến tính lên hàng đầu. Và theo đúng truyền thống Tuệ Trung, ông đặt vấn đề kiến tính trên căn bản Không chủ thể không đối tượng:

"Người học Phật phải chú trọng trước hết đến vấn đề kiến tính (thấy được bản tính mình). Thế nào gọi là thấy tính? Thấy đây là thấy cái không thể thấy. Cho nên thấy được cái thấy-không-thấy tức là chân tính hiện ra. Cái thấy về thể tính vốn vô sinh cho nên không có sự phát sinh của cái thấy ấy. Tính cách thực hữu của Tính chính cũng là không, nhưng cái thấy chân thực lại không thay đổi, cho nên nói là thấy tính một cách chân thực".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm