Thứ ba, 14/07/2020, 14:40 PM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn cách thở trong 1 phút xua tan lo âu

"Hít vào, tôi thấy sự bình an trong cơ thể và tâm trí. Thở ra, tôi mỉm cười. Tôi an trú lại khoảnh khắc duy nhất của hiện tại", Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thở có ý thức là nuôi dưỡng điều lành 

Chúng ta thất vọng vì không thể "suy nghĩ" về sự lo lắng theo cách của mình. Chúng ta không có cách nào điều khiển suy nghĩ theo cách mình muốn để thoát khỏi chứng rối loạn lo âu, ngay cả khi chúng ta biết "sự lo âu" đó là méo mó, tiêu cực và không hợp lý.

Chúng ta lạc lối bởi sự lo lắng khi đánh mất mình trong giây phút hiện tại. Khi đó, chúng ta đang sống trong hối tiếc ở quá khứ. Khi đó, chúng ta đang sợ hãi về tương lai. Khi đó, ta không còn là ta. Để thoát khỏi sự lo lắng chúng ta cần thực hành, luyện tập và hít thở. Đó là cách luyện tập trí tuệ và học cách tương tác mới với cảm xúc, thay đổi mối liên hệ giữa những suy nghĩ tiêu cực với phản ứng của cơ thể.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tất cả lo lắng tập trung vào nỗi sợ điều gì đó "có thể" xảy ra. Chánh niệm đang ở đây, lúc này là điều cần thiết để giải tỏa bất kỳ nỗi lo lắng nào. Thực hành chánh niệm, ta sẽ thấy tâm mình lắng dịu. Điều này rất quan trọng bởi vì hơi thở chánh niệm có thể làm lắng dịu những cảm thọ bất an dù đó là lo lắng, tuyệt vọng, sợ hãi hay giận hờn.

Làm sao để không bỏ phí cuộc đời?

Thiền sư có một bài thiền định rất đơn giản để hóa giải sự lo lắng, oán giận. Thầy đã thực hiện bài tập này trong thời gian dài và nhận được nhiều sự trợ giúp từ bài thực hành rất đơn giản này. Thiền sư khuyên bạn nên thực hành bài tập này trong một phút, bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng, hoảng sợ.

Hãy ngồi thoải mái. Nhắm mắt lại nếu có thể. Nhẹ nhàng tập trung chú ý vào hơi thở của bạn. Đừng lo lắng về việc đào sâu hay kiểm soát hơi thở bằng bất cứ cách nào... chỉ cần bạn chú ý.

Khi hít vào, hãy nói với chính mình: Tôi đang hít vào.

Khi thở ra, hãy nói với chính mình: Tôi đang thở ra.

Tất cả các giải pháp, hạnh phúc, bình yên chỉ có thể tìm được trong phút giây hiện tại.

Tất cả các giải pháp, hạnh phúc, bình yên chỉ có thể tìm được trong phút giây hiện tại.

Liên tục trong 1 phút. An trú trong thực tập, cảm xúc lo âu, oán giận sẽ nhẹ dần, ta sẽ cảm thấy bình an và hạnh phúc vì ta đã biết cách làm chủ cảm xúc. Ta biết rằng sau này, nếu cảm xúc mạnh có tới ta đã biết cách đối phó.

Hiệu quả sẽ được tích lũy dần dần nếu bạn thường xuyên thực hành bài tập. Càng thực hành thường xuyên, khả năng trấn tĩnh, bình ổn tổng thể của bạn càng tăng. Bài tập cực kì đơn giản nhưng nó giúp bạn trở lại phút giây hiện tại. Tất cả các giải pháp, hạnh phúc, bình yên chỉ có thể tìm được trong phút giây hiện tại.

Hiện tại là nơi duy nhất mà cuộc sống thực sự đang diễn ra!

Bài thực hành thiền định quán niệm hơi thở hàng ngày

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Sám tụng Phật thành đạo

Kiến thức 10:30 02/01/2025

Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Xem thêm