Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/06/2020, 14:32 PM

Thở có ý thức là nuôi dưỡng điều lành

Thở có ý thức sẽ hình thành thói quen thở trong tỉnh thức, là điều kiện tiên quyết cho một đời sống tỉnh thức liên tục. Trên con đường tâm linh, hơi thở trong tỉnh thức có thể đưa đến đạo quả giác ngộ, là sự tỉnh thức vẹn toàn và là điều lành tối thượng.

Thực tập quán niệm hơi thở thế nào cho đúng?

Thở có ý thức là một phương pháp thực tập sống tỉnh thức được nhiều vị thầy xưa cũng như nay truyền dạy. Phương pháp đó căn bản là thế này. Thở vào, hoặc chú tâm theo hơi thở hoặc ghi nhận điểm xúc chạm của hơi thở và cơ thể khi hơi thở đi vào mũi, ta ý thức được có hơi thở đang đi vào. Thở ra, tương tự theo cách như vậy, ta ý thức được hơi thở ra. Thở có ý thức là bước đầu để chúng ta hình thành thói quen thở trong tỉnh thức. Thở trong tỉnh thức là nền tảng của một đời sống tỉnh thức. Đây là quá trình căn bản nhất để nuôi dưỡng điều lành. Nếu thực tập bền bỉ kỹ năng thở có ý thức, điều lành căn bản này có thể đưa đến điều lành tối thượng. Đó là sự tỉnh thức vẹn toàn.

Bằng kinh nghiệm bản thân, các bậc Thầy lớn đều tin vào công năng chuyển hóa của hơi thở trong tỉnh thức. Tuy nhiên, người chưa từng thực hành thở có ý thức, dù có đọc qua tài liệu, khó có thể tin vào hiệu lực của phương pháp thở này. Ít ai có thể nghĩ rằng một phương pháp luyện tập dường như quá đơn giản thế này, hít vào, thở ra, ghi nhận, chỉ bấy nhiêu thôi, mà lại có tác dụng lớn đến vậy. Thế nhưng, một phương pháp thực tập được duy trì một thời gian dài qua nhiều thế kỷ, ngày nay được đông đảo người, Đông cũng như Tây, thực hành và xác nhận lợi ích thiết thực của nó, cũng đáng cho ta quan tâm và đặt niềm tin để thử một lần vận dụng công năng mà mình đang có nhưng chưa từng dùng đến. Để góp một chút vào niềm tin cần thiết đó, người viết xin ghi lại ở đây những kinh nghiệm và nhận định của các bậc Thầy lớn về quá trình nuôi dưỡng thân tâm của hơi thở có ý thức.

Thở có phương pháp là phép ngừa bịnh, chữa bịnh rất hay. Phương pháp này được Ngài thực hành, hướng dẫn chúng đệ tử và ghi lại trong bài Số tức quan của Chơn Lý.

Thở có phương pháp là phép ngừa bịnh, chữa bịnh rất hay. Phương pháp này được Ngài thực hành, hướng dẫn chúng đệ tử và ghi lại trong bài Số tức quan của Chơn Lý.

Hơi thở tuy chấm dứt nhưng thần thức vẫn chưa rời thể xác

Thở có ý thức. Tất cả mọi người đều thở. Hơi thở gắn liền với sự sống của mọi sinh vật. Ngưng thở là mạng sống kết thúc. Hơi thở có vai trò quyết định như vậy, nhưng thông thường, hầu hết chúng ta không để ý đúng mức đến hơi thở và tầm quan trọng của nó. Trong cuộc sống hàng ngày, ít ai để tâm đến hơi thở. Mọi người cứ sống như thể chẳng cần biết hơi thở có hay không. Có người chỉ thỉnh thoảng viện đến hơi thở khi thật sự cần thiết.

Chẳng hạn, một người chuẩn bị phát biểu trước đám đông, do hồi hộp quá, người ấy thở một vài hơi thở sâu và chậm để lấy lại bình tĩnh. Một học sinh sắp bắt đầu làm bài thi, vì quá lo lắng nên tim đập mạch, em liền thở vài hơi thật sâu để chuẩn bị tâm thế tốt hơn cho giờ thi. Một anh khuân vác liên tục vác những vật nặng trong giờ làm việc, cần có vài phút để có những hơi thở sâu nhẹ trong các lần nghỉ vai. Nghĩa là, thở chỉ trở nên quan trọng khi chúng ta rơi vào tình trạng khó thở, cả về mặt tâm lý lẫn về mặt sinh vật lý. Ngoài những tình huống khó thở như vậy, chúng ta chẳng bao giờ để ý đến hơi thở cả. Hơi thở, trong trường hợp này, được quan tâm đến như là một phản ứng tự vệ của cơ thể, hoàn toàn có tính bản năng hoặc nếu có sự can dự của ý thức, sự can thiệp này cũng rất hạn chế.

Thật ra, cách vận dụng hơi thở làm cho tâm thần an lặng trong những tình huống có vấn đề là một phản ứng bình thường của cơ thể, đơn giản như lạnh thì run, nóng thì đổ mồ hôi vậy thôi. Điều quan trọng là chúng ta cần vận dụng hơi thở bình thường tự nhiên của mình một cách có ý thức và có mục đích, để vừa điều hòa khí huyết trong thân, vừa trau dồi khả năng tỉnh thức của tâm. Do vậy, chúng ta có thể nói rằng thở có ý thức không chỉ dừng lại ở việc thở, mà là một quá trình thực tập có định hướng để nuôi dưỡng điều lành. Thở có ý thức - bản thân nó là một điều lành - sẽ làm nền tảng cho quá trình nuôi dưỡng các điều lành khác của thân và tâm.

Thở có ý thức là nuôi dưỡng thân lành. Điều người viết muốn nhắc lại ở đây là, ai cũng thở, nhưng chúng ta có thể không để ý đến hơi thở và quên nó đi một cách dễ dàng. Một lý do khiến chúng ta ít để ý đến hơi thở là vì hơi thở quá tự nhiên, tự nhiên như không khí quanh ta, tự nhiên như thể sự tồn tại của nó là tất yếu và không cần để tâm dù chỉ một mảy may. Vừa sinh ra đời là chúng ta đã bắt đầu thở. Dù chúng ta có để ý đến hơi thở của mình hay không, chúng ta vẫn thở cho đến cuối đời.

Trên con đường tâm linh, hơi thở trong tỉnh thức có thể đưa đến đạo quả giác ngộ, là sự tỉnh thức vẹn toàn và là điều lành tối thượng.

Trên con đường tâm linh, hơi thở trong tỉnh thức có thể đưa đến đạo quả giác ngộ, là sự tỉnh thức vẹn toàn và là điều lành tối thượng.

Hơi thở, con số và bước chân

Một lý do khác nữa là, từ khi chúng ta biết suy nghĩ, chúng ta thấy trong cuộc sống có quá nhiều điều cần quan tâm và quá nhiều việc cần phải làm hơn là chú ý đến hơi thở. Có khi chúng ta nghe ai đó nói đến hơi thở quan trọng và diệu dụng như thế này hay như thế kia, chúng ta có thể đồng ý, nhưng cũng chỉ làm một cái hẹn sẽ thực hiện trong tương lai. Có thể chúng ta tự nhủ rằng khi nào rảnh mình cũng sẽ thở cho ra hồn. Nhưng tiếc rằng, cái hẹn đến lúc gọi là ‘rảnh’, may ra chỉ có khi chúng ta đã về già. Hoặc cái gọi là ‘rảnh’ đó có đến khi chúng ta còn trẻ, thì lại tiếc thay, hơi thở cũng ít khi được dự phần vào sự may mắn đó, mà phải nhường chỗ cho bao hoạt động khác như thể thao, âm nhạc, hội họa, v.v…

Nói chung, thông thường không ai cho rằng thở là một việc phải làm trừ những người thật sự ý thức về tầm quan trọng của hơi thở trong quá trình trau luyện thân tâm. Trường hợp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một ví dụ. Khi nhận ra tầm quan trọng của hơi thở điều hòa, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bắt đầu luyện tập hơi thở một cách nghiêm túc. Với ông, thở trở thành một việc phải làm và ông đã chế ra một bài vè về việc phải làm của mình như thế này.

Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm chậm sâu đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng, ngồi, hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được!

Điều đáng nói là nhờ vào ‘việc làm’ đơn giản này, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - một người bị lao phổi, sau 7 lần mổ, chỉ còn một phần phổi bên trái, mất 8 xương sườn - có thể sống đến tuổi 85 trong khi các bác sĩ bảo rằng ông chỉ còn sống được hai năm. Thở có phương pháp quả có một công năng thần diệu. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có thể sống thêm 50 năm nữa chỉ nhờ một bài thở cổ xưa. Chính vì lợi ích thiết thực của việc thở có ý thức mà khi còn sống, ông nói rằng sau khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là các tác phẩm văn học, triết học ông đã dày công viết ra, mà chính là bài vè thở 12 câu ấy (Đỗ Hồng Ngọc, 2009).

Thầy Nhất Hạnh là người đặc biệt chú ý đến hơi thở. Thầy là một vị Thầy lớn chuyên dạy thở, cười, tỉnh thức và thương yêu, được rất nhiều người ở nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ và theo học. Hơi thở ý thức có một vị trí quan trọng trong các bài dạy của Thầy dành cho mọi đối tượng khắp Đông Tây trong hơn 50 năm qua. Thầy nhận ra tầm quan trọng của hơi thở có ý thức qua kinh nghiệm thực tập của chính bản thân Thầy. Thầy kể rằng Thầy có lần từng bị ốm nặng và qua mấy năm thuốc thang vẫn không lành. Cuối cùng, Thầy đã dùng đến phương pháp thở, và chính phương pháp này đã cứu sống Thầy. Theo Thầy, hơi thở quan trọng hơn thức ăn. Hơi thở thanh lọc buồng phổi, thanh lọc máu trong huyết quản, thanh lọc và có thể làm mới cả cơ thể. Và Thầy kết luận rằng, người biết thở là người biết sử dụng một kho tàng sinh lực vô tận (Nhất Hạnh, 1976, tr. 9).

Thực hành tỉnh thức trên hơi thở thôi cũng có thể đạt được giác ngộ

Thực hành tỉnh thức trên hơi thở thôi cũng có thể đạt được giác ngộ

Nắm lấy hơi thở chánh niệm

Liên quan đến công năng của hơi thở có ý thức, Thầy Satya Goenka là một vị Thầy lớn giàu kinh nghiệm và nhiều uy tín. Thầy học và thực hành thở có ý thức từ năm 1955. Như là một phương thuốc thần diệu, phương pháp thực hành thở có ý thức đã chữa lành căn bịnh đau nửa đầu nhiều năm của Thầy mà Thầy đã từng được chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng vẫn không khỏi. Từ đó, thầy tiếp tục thực hành và quá trình thực hành đó đưa Thầy trở thành một vị Thầy dạy phương pháp tỉnh thức để rèn luyện thân tâm rộng khắp hiện nay (Fischer, 2001). Phương pháp đó được gọi là Thiền Tuệ.

Tổ sư Minh Đăng Quang cũng nhấn mạnh rằng thở có phương pháp là phép ngừa bịnh, chữa bịnh rất hay. Phương pháp này được Ngài thực hành, hướng dẫn chúng đệ tử và ghi lại trong bài Số tức quan của Chơn Lý. Theo Ngài, thở đều và sâu giúp cho nội tạng, tim gan thận bao tử ấm mạnh và các căn, mắt tai mũi lưỡi thông sạch (Minh Đăng Quang, 1998, tr. 801).

Rõ ràng, nếu hơi thở điều hòa và có ý thức không có công năng nuôi dưỡng thân thể con người một cách đáng kể, thì Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Thầy Nhất Hạnh, Thầy Goenka, và Tổ sư Minh Đăng Quang, cũng như nhiều vị thầy khác, đã không dành phần lớn thời gian để tập luyện và chia sẻ kinh nghiệm thở của mình như vậy. Với những ai đã hiểu rõ tầm quan trọng của hơi thở điều hòa và có ý thức, thì thở có ý thức và có phương pháp là một việc cần phải làm ngay bây giờ và bất cứ ở đâu chứ không phải là việc chỉ dành cho tuổi về già hay trong giờ rảnh rỗi. Trong mọi lúc và ở mọi nơi, hơi thở có ý thức đều có thể thực hành để nuôi dưỡng thân mạng của chúng ta.    

Thở có ý thức là nuôi dưỡng tâm lành. Công năng của hơi thở có ý thức không chỉ giúp nuôi dưỡng thân lành mà còn là một công cụ chuyển hóa tâm thức một cách hữu hiệu. Thầy Nhất Hạnh nói rằng hơi thở là cây cầu bắc từ bờ sinh lý sang bờ tâm lý (Nhất Hạnh, 1976, tr. 6). Hơi thở có ý thức có thể đình chỉ loạn tưởng và đưa tâm về với thân trong hiện tại một cách mầu nhiệm. Thân ở đây mà tâm rong chơi nơi khác là lúc ta sống trong tâm trạng bất an. Thật vậy, khi tâm chạy theo những suy tưởng về quá khứ dễ khiến con người nuối tiếc hoặc buồn khổ. Tâm lao theo những suy tưởng về tương lai dễ lôi kéo con người vào lo âu hoặc sợ hãi. Tâm ý thức về hơi thở là tâm đưa con người về sống trong giây phút hiện tại, thoát khỏi sự trói buộc và lôi kéo của nuối tiếc, buồn khổ, lo âu và sợ hãi không cần thiết. Tâm đó là tâm được hợp nhất với thân. Tâm đó là tâm an lành trong thân thể an lành. Nuôi dưỡng tâm lành này bằng hơi thở có ý thức trong từng phút, từng giờ, từng ngày, từng tháng... là nuôi dưỡng một đời sống an lành và hạnh phúc một cách bền vững nhất. 

Thực tập hơi thở có ý thức cốt yếu là để định tâm, đó là phương pháp giúp cho “hơi thở của tâm, hơi thở của trí, hơi thở của thân hòa nhau một mực, ấy là đắc đạo

Thực tập hơi thở có ý thức cốt yếu là để định tâm, đó là phương pháp giúp cho “hơi thở của tâm, hơi thở của trí, hơi thở của thân hòa nhau một mực, ấy là đắc đạo

Mỉm cười và thở từng nhịp yêu thương

Trên nền tảng này, Thầy Goenka quan niệm thở có ý thức là một điều lành. Với hơi thở có ý thức, người thực hành có thể đưa tâm vào định, phát khởi trí sáng và dần dần đạt đến đỉnh cao của trí tuệ. Nói cách khác, nếu hơi thở có ý thức được nuôi dưỡng trọn vẹn thì tất cả những điều lành khác cũng sẽ phát sanh và được nuôi dưỡng. Đây là điều mà Thầy Goenka sống và dạy trong suốt 40 năm qua, hôm nay và ngày mai. Số người theo học các khóa thiền thở và thiền tuệ của Thầy ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ phương pháp Thầy dạy có hiệu quả lớn, có công năng chuyển hóa lớn và mang lại nguồn hạnh phúc lớn cho nhiều người.

Phối hợp tri thức với tuệ giác, phối hợp lý thuyết với kinh nghiệm thực hành thiền thở và thiền tuệ nhiều năm, Giáo sư Larry Rosenberg cũng khẳng định rằng: “Theo dõi hơi thở là phương pháp thực hành rất căn bản và hiệu nghiệm. Đó là việc cả đời. Chúng ta càng ý thức rõ và liên tục về hơi thở chừng nào, chúng ta sẽ càng thấy hơi thở tự nó là tất cả. Ý thức hơi thở qua nhiều tháng, nhiều năm, chúng ta sẽ thấy rõ hơn tính toàn vẹn của hơi thở.” Theo giáo sư, “thực hành tỉnh thức trên hơi thở thôi cũng có thể đạt được giác ngộ” (2001, tr. 166).

Điều này, Tổ sư Minh Đăng Quang cũng đã dạy: thực tập hơi thở có ý thức cốt yếu là để định tâm, đó là phương pháp giúp cho “hơi thở của tâm, hơi thở của trí, hơi thở của thân hòa nhau một mực, ấy là đắc đạo” (Minh Đăng Quang, 1998, tr. 803).

Tóm lại, thở trong tỉnh thức có công năng thần diệu. Nếu chúng ta thấy phương pháp thực hành này quá đơn giản mà xem thường là chúng ta vô ý bỏ phí đi một khả năng phi thường vốn có trong mỗi con người. Bằng kinh nghiệm thực tập của mình, các bậc Thầy lớn đều xác nhận rằng thực tập hơi thở có ý thức tạo nền tảng rất căn bản và hiệu nghiệm cho quá trình nuôi dưỡng thân tâm. Thở có ý thức sẽ hình thành thói quen thở trong tỉnh thức, là điều kiện tiên quyết cho một đời sống tỉnh thức liên tục. Trên con đường tâm linh, hơi thở trong tỉnh thức có thể đưa đến đạo quả giác ngộ, là sự tỉnh thức vẹn toàn và là điều lành tối thượng.

Tài liệu tham khảo:

Đỗ Hồng Ngọc, (2009). Thở để chữa bệnh. Truy cập 10.5.2009, tại http://www.sgtt.com.vn/ detail31.aspx?newsid=52424&fld=HTMG/2009/0604/52424

Larry Rosenberg, (2001). Living in the Light of Dead (Biết tử là bất tử). London: Shambhala.

Minh Đăng Quang, (1952/1998). Chơn Lý. TP. HCM: NXB TP. HCM.

Nhất Hạnh, (1976). Phép lạ của sự tỉnh thức. San Jose: Lá Bối.

Norman Fischer, (2001). The Universal Meditation Technique of S.N. Goenka – interview with S.N. Goenka(Phương pháp hành thiền của Thầy Goenka - phỏng vấn Thầy Goenka). Truy cập 10.5.2009, tạihttp://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task= view&id=1739

Xem thêm video: Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trong ta có Phật

Góc nhìn Phật tử 13:30 17/04/2024

Trong đau khổ tuyệt vọng / Tiến thoái chẳng còn đường/ Chỉ muốn chết cho xong/ Trong tâm mà có Phật/ Việc gì rồi cũng qua...

Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình

Góc nhìn Phật tử 13:15 17/04/2024

Trước đây nội vẫn nói với con rằng lẽ ra con có cả tình thương yêu của cha lẫn mẹ, giờ thì mất cha rồi. Đó là sự hụt hẫng, mất mát lớn nó vừa khiến con già dặn hơn nhưng đồng thời cũng yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân, dễ mặc cảm…

Mưa chùa

Góc nhìn Phật tử 09:18 17/04/2024

Tiết trời đã vào trung tuần tháng hai, ấy vậy vẫn còn dư âm những ngày đầu Xuân - một chút mưa phùn, chút se lạnh, chút nhớ thương đến nao lòng. Có phải chăng “trời buồn trời đổ cơn mưa” nên kéo theo lòng người cũng chùn xuống, chẳng muốn làm gì ngoài được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp.

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Xem thêm