Thờ cúng tổ tiên, tinh thần uống nước nhớ nguồn của cháu con đối với tiền nhân
Từ ngàn xưa, ông bà ta đã dạy: "Có thờ có thiêng có kiêng có lành" và cũng từ rất lâu thì con người đã biết đến nghi lễ thờ cúng. Từ nghi lễ thờ cúng trong cộng đồng, dần dần hình thành các tôn giáo khác nhau với những nghi lễ nghi thức cúng cũng có phần khác nhau.
Việc tế lễ thờ phụng cũng khởi nguồn cho nghi thức cúng tế tổ tiên và thần linh. Có thể nói, nghi thức tế lễ, thờ phụng được hình thành và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Nghi thức tế lễ cho dù biến chuyển qua từng giai đoạn khác nhau những sẽ mãi đồng hành cùng con người bởi "Con người có tổ, có tông. Như chim có tổ, như sông có nguồn". Có tổ tông thì ắt phải có nghi lễ thờ cúng và đây cũng là nét đẹp trong văn hóa của con người. Các nghi lễ này được lưu truyền trong dân gian và đương nhiên cũng sẽ có những khác biệt theo từng vùng miền, từng dòng họ, song thờ cúng đều giống nhau ở mục đích, ý nghĩa.
Đối với người Việt, thờ cúng đã trở thành "Lễ nghi phong hóa" tức là việc thờ cúng đã được chuẩn hóa theo quy củ, trật tự và trở thành phong tục tập quán của cả dân tộc. Thờ cúng là vấn đề tâm linh, đó cũng là điều thiêng liêng thấm vào máu thịt của mỗi người dân Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo, do đó việc thờ cúng và theo một tôn giáo nào đó hoàn toàn thuộc về sự tự nguyện của một con người, một gia đình, một dòng tộc. Việc thờ cúng, lễ bái đã được chắt lọc từ ngàn đời, được hấp thụ tinh hoa từ các tôn giáo và trở thành một những gia bảo tinh thần đáng quý của mọi người dân Việt Nam.
Trong xã hội Việt từ cổ đại đã tồn tại mối quan hệ dòng họ sâu sắc xây dựng trên cơ sở huyết thống. Do vậy, ngoài tín ngưỡng tôn giáo thì người dân Việt Nam rất chú trọng đến thờ cúng tổ tiên, ông bà. Người Việt Nam có câu: "Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha thờ mẹ mới là chân tu". Từ tư duy đó, người Việt Nam thờ ông bà, cha mẹ rất mực kính cẩn kể cả khi cha mẹ còn sống lẫn khi cha mẹ qua đời.
Tục thờ cúng tổ tiên đã được hình thành từ rất sớm đối với các cư dân ở vùng Châu Á, đặc biệt với những dân tộc người chưa có điều kiện quan tâm nhiều tới hệ triết học trừu tượng, minh triết sâu xa có tầm thế giới.
Trong không gian đó thì tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một sinh hoạt tâm linh thường trực đối với bất kể người nào. Nó không phụ thuộc vào tôn giáo, tín ngưỡng. Người Việt thường coi tổ tiên của dòng họ mình, nhà mình là thần linh thiêng luôn đứng bên cạnh hỗ trợ về mọi lẽ đời, lẽ đạo của từng con người. Sở dĩ hiện tượng này dù cho mang tính tự nhiên, tự phát nhưng suy cho cùng đã được nhiều nhà nghiên cứu coi rằng nó xuất phát từ một khía cạnh của bản sắc văn hóa dân tộc.
(Trích cuốn "Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc
Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Xem thêm