Thư vay 240.000 đồng/năm để đưa sách đến tay trẻ em nông thôn Ấn Độ, Việt Nam...
Quý mến gửi 700 người Việt Nam yêu trẻ em bằng phổ biến tri thức. Tôi là Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam (được gọi tắt là SHNT).
Đến nay, SHNT cùng những tác động xã hội và chính sách mềm của chương trình, đã mang lại lợi ích đến nhiều bạn đọc và đặc biệt là trẻ em nông thôn. Tuy nhiên, thực tế là hơn 10 triệu trẻ em nông thôn vẫn thiếu sách và chưa được trợ giúp nghe và đọc sách như trẻ em của Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản…
Từ 2007, sau 10 năm nghiên cứu, tôi khởi động những Tủ sách Dòng họ đầu tiên tại Hà Tĩnh. Sau đó đến năm 2010, để thúc đẩy mô hình chủ chốt là Tủ sách Phụ huynh ở lớp học, tôi chọn về sống với cộng đồng nông thôn huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình trong gần 5 năm và áp dụng thành công 3 mô hình tủ sách cũng như thúc đẩy hơn 3.000 tủ sách ở Thái Bình, Nam Định…
Hành trình ‘sách hoá nông thôn’ không đơn độc của chàng trai Hà Tĩnh
Tết năm 2015, sau 18 năm nỗ lực liên tục bằng tự nghiên cứu, thiết kế và thúc đẩy ứng dụng thành công Tủ sách Dòng họ, Tủ sách Phụ huynh, Tủ sách Giáo xứ, Tủ sách hậu phươmg chiến sĩ, tôi đi bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn để tăng tốc SHNT.
Tôi kỳ vọng rằng chuyến đi bộ 1.750 km là cú hích lớn đánh thức trách nhiệm của tất cả hiệu trưởng, thầy cô giáo trên toàn quốc và chính họ sẽ vận động cha mẹ học sinh và cựu học sinh tạo nên khoảng 300.000 tủ sách ở các lớp học nông thôn như khoảng 100.000 cha mẹ học sinh…của tỉnh Thái Bình, Nam Định… đã làm từ 2010 đến cuối 2014. Tuy nhiên, từ 2015 đến nay, trong số hàng chục ngàn tủ sách được nhân rộng bởi cá nhân và các nhóm trong xã hội, hơn 50% đến từ hỗ trợ bên ngoài chứ không bởi cha mẹ học sinh và cựu học sinh, dù công thức dễ làm & chính sách mềm đã có. Mời mọi người đọc công thức như trong ảnh 3&4.
Bằng sự tự nguyện, tôi nỗ lực bền bỉ hơn 25 năm, chấp nhận mọi khó khăn và rủi ro, để vận động toàn xã hội hành động đưa sách đến tay trẻ em, tạo sức mạnh quốc gia bằng tri thức, nhưng kết quả còn xa với mong đợi.
Chúng ta cần đối mặt thực tế rằng trong hàng chục năm qua, giáo dục Việt Nam còn khoảng cách rất xa với nền giáo dục của Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ… và việc mỗi học sinh được nghe và đọc sách hàng trăm đầu sách trong tuổi học trò là một giải pháp căn bản, bởi vậy việc vận động nhà trường, cha mẹ học sinh và cử nhân/ kỹ sư khuyến đọc, đưa sách đến tay trẻ cần thêm tâm lực của nhiều người tiến bộ trong xã hội.
Thực chứng sau chuyến đi bộ năm 2015 của tôi là ít nhất 30.000 tủ sách được nhân rộng đến lớp học bởi hàng trăm ngàn người, tôi có niềm tin rằng việc tôi thúc đẩy tủ sách ở Ấn Độ và đi bộ 3.000 km ở quốc gia 1,5 tỷ người, và có thể đi bộ khoảng 3.000 km ở 30 quốc gia khác, thì hàng chục triệu trẻ em Ấn Độ, Việt Nam và các nước sẽ có sách nghe và đọc vì trái tim của hàng trăm triệu người trên thế giới này sẽ rung động và hành động vì con trẻ.
Năm 2016 và 2017, trong các bài phát biểu khi nhận giải thưởng của UNESCO và Thư viện Quốc hội Mỹ trao tặng SHNT, tôi cam kết sẽ tham gia thúc đẩy Sách về nông thôn Ấn Độ và các nước khác. Năm 2019 và 2020, tôi đã sang Ấn Độ thúc đẩy hơn 40 Tủ sách Lớp em. Lý do tôi chọn Ấn Độ như ảnh 2 kèm theo thư này.
Tháng 6/2023, tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên mang tên "Những bước chân hy vọng" và nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Tôi cũng đang viết cuốn sách thứ hai với nội dung thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và chia sẻ trách nhiệm vì một Việt Nam và thế giới tốt đẹp hơn.
Chàng trai Việt sử dụng khoản lương hơn 2 tỷ đồng để mang con chữ đến trẻ em
Để tự lực trong việc trực tiếp sang triển khai Sách hóa nông thôn Ấn Độ trong vòng 5-10 năm tới, tôi cần khoảng 240 triệu đồng/năm và sau khi hàng ngàn người đã đón nhận và ủng hộ cuốn sách "Những bước chân hy vọng", tôi nghĩ rằng mô thức sau sẽ là tối ưu nhất: Mỗi năm, tôi và 1.000 người Việt Nam ở trong và ngoài nước sẽ cam kết như sau: mỗi người cho tôi vay 240.000 đồng/năm và tôi sẽ hoàn lại khoản vay này bằng sách do tôi viết trong vòng 4 năm tới.
Tôi đã có visa làm việc và sẽ sang Ấn Độ vào cuối tháng 11 này. Hiện nay đã có khoảng 300 người cho tôi vay theo hình thức này với số tiền trên 80 triệu, như vậy tôi cần vay khoảng 160 triệu từ khoảng 700 người cho năm đầu tiên.
Tôi và nhiều người Việt Nam tin tưởng rằng việc chúng ta tham gia thúc đẩy Sách về nông thôn Ấn Độ và các nước sẽ là một lực kéo quan trọng kích thích tất cả hiệu trưởng, thầy cô giáo, và hàng ngàn cử nhân/kỹ sư cũng như nhiều triệu cha mẹ học sinh tham gia để trước hết tạo nên khoảng 250.000 Tủ sách Phụ huynh/ Tủ sách Lớp em ở nông thôn Việt Nam và sau đó là ở nhiều nước khác.
Các anh chị em đồng thuận cho tôi vay tiền và sẽ nhận lại bằng sách trong 4 năm tới thì có thể chuyển khoản GHI RÕ nội dung: Cho anh Thach vay 0 lai +email đến số TK: 9912188644, Nguyen Quang Thach, Vietcombank.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm