Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/12/2022, 18:00 PM

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (23)

Bài này tiếp tục nói về bản chất của các sự vật hiện tượng, thực tánh của các pháp. Nói Tam Vô tánh là ba loại không có tự tánh (không có tự thế), tức là chỉ cho Tướng Vô Tánh, Sanh Vô Tánh và Thắng Nghĩa Vô Tánh.

1

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (22)

Bài 23. Mọi thứ Vô tánh

Phiên âm Hán Việt:

Tức y thử tam tánh,

Lập bỉ tam vô tánh.

Cố Phật mật ý thuyết,

Nhứt thiết pháp vô tánh.

Việt dịch: 

Từ ba tự tánh ấy

Lập nên ba vô tánh

Vì thế mật ý Phật

Các pháp đều vô tánh

Thực giải: 

Từ cơ sở ba tự tánh (Tam tự tánh) Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thật được trình bày cặn kẽ ở trên, mà lập ra ba không tánh (Tam vô tánh) đó chính là mật ý của Phật muốn nói: Tất cả các pháp đều không có tự tánh. Tức là khẳng định về bản chất của các sự vật hiện tượng là vốn không có tự tánh, không có tự thế. Vì sao? Bởi vì tất cả các pháp đều do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành, khi duyên tan sẽ rã

Bài này tiếp tục nói về bản chất của các sự vật hiện tượng, thực tánh của các pháp. Nói Tam Vô tánh là ba loại không có tự tánh (không có tự thế), tức là chỉ cho Tướng Vô Tánh, Sanh Vô Tánh và Thắng Nghĩa Vô Tánh.

Một là Tướng vô tánh, nghĩa là hình tướng của vạn pháp không có tự tánh; Hình tướng của vạn pháp chính là nghiệp tướng. Nghiệp tướng có hai loại là ngã tướng và pháp tướng; ngã tướng.Thức Biến Kế Sở Chấp (Thức Mạt na) luôn luôn chấp ngã tướng của vạn pháp; thức này chẳng những chấp ngã tướng và pháp tướng của vạn pháp ở ngoại cảnh và còn chấp ngã tướng và pháp tướng của vạn pháp đã được lưu giữ trong nội tâm. Tất cả nghiệp tướng mà Thức Biến Kế Sở Chấp, kể nghiệp tướng ở ngoại cảnh cho đến nghiệp tướng trong nội tâm, đều vốn không có tự tánh nên gọi chung là Tướng Vô tánh.

Hai là Sanh Vô Tánh, nghĩa là các pháp do nhân duyên sanh, riêng chúng nó không có tự tánh, như con người vân vân do các yếu tố hợp lại sanh ra, nhưng con người đó không có tự tánh, cho đến các pháp khác..v..v… cũng thế, nghĩa là cũng do nhân duyên sanh cho nên không có tự tánh; hơn nữa, các yếu tố sanh ra chúng nó cũng không có tự tánh, nghĩa là các yếu tố như đất, nước, gió lửa, nghiệp lực, nghiệp tướng, kiến phần (phần tác dụng) của Thức A lại da đều không có tự tánh, vì chúng nương nơi Thức Thể A lại da để sanh khởi; từ đó các pháp nhân duyên sanh kể cả các yếu tố sanh ra chúng nó nếu không có thức thể A lại da thì không thể sanh khởi để có mặt trong thế gian. Có thể nói, các pháp duyên sanh y tha khởi đều vốn không có tự tánh.

Ba là Thắng Nghĩa vô Tánh, nghĩa là thể của các pháp vốn không có tự tánh. Thể của các pháp đây chính là thể A lại da, vì nó không có tướng của các pháp cho nên gọi nó không có tự tánh, đó cũng là chỉ cho Viên thành thật của các pháp.

Thể A lại da như nước, còn các pháp nương nơi thức A lại da để sanh khởi cũng giống như các đợt sóng nương nơi nước biển hình thành. Thể A lại da như thế nào không biết, chỉ biết thức này qua hình tướng của kiến phần, tức là phần tác dụng của thức A lại da mà thôi.

Khi biết được phần tác dụng của thức A lại da trong vạn pháp thì có thể biết được rằng thức thể A lại da nhất định phải có mặt để làm nền tảng căn bản cho vạn pháp sanh khởi và tồn tại trong thế gian, Điều này cũng như chúng ta nhìn các đợt sóng lớn nhỏ xô nhau liên tục vào bờ thì nhất định phải biết được có nước. Thể A lại da rất thù thắng không có tự tánh, nên gọi là Thắng Nghĩa Vô Tánh.

Quan trọng nhất là nói bản chất thật của tất cả pháp đều không có tự tánh. Như câu đầu trong Tâm kinh Bát nhã: Bồ tát Quán tự tại khi thể nhập thâm sâu vào trí tuệ Bát nhã soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh nên vượt thoát tất cả mọi nỗi khổ đau ách nạn.

Ai thấu rõ thực tánh vô tánh của các pháp, người đó làm chủ cuộc đời, vượt thoát mọi phiền não khổ đau

Đây là quan điểm của Duy thức về chân lí cuộc đời, bản chất của mọi sự vật hiện tượng. Đương nhiên quan điểm tất cả vạn pháp vốn không có tự tánh hoàn toàn phù hợp với tinh thần của hệ thống kinh điển Đại thừa Phật giáo và tuệ giác giác ngộ của đức Phật. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm