Thực giải 30 bài tụng Duy thức (20)
Bài này giải thích bản chất, thực tính của mọi sự vật hiện tượng trong thế gian giúp ta nhìn đúng, nhìn sâu như thật về thế giới hiện tượng, vật chất. Như cách nói của Nho học là "cách vật".

Thực giải 30 bài tụng Duy thức (19)
Bài 20. Không có Tự tánh
Phiên âm Hán Việt:
Do bỉ bỉ biến kế,
Biến kế chủng chủng vật,
Thử biến kế sở chấp,
Tự tánh vô sở hữu.
Việt dịch:
Do các thứ biến kế
Tạo thành mọi sự vật
Tự tính Biến kế chấp
Vốn là không thật có
Thực giải:
Bài này giải thích bản chất, thực tính của mọi sự vật hiện tượng trong thế gian giúp ta nhìn đúng, nhìn sâu như thật về thế giới hiện tượng, vật chất. Như cách nói của Nho học là "cách vật".
Khi bàn về bản chất, tự tính của mọi sự vật, hiện tượng, Duy thức phân ra Tam tự tính (ba tự tính) gồm: Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thật
Do chủ thể biến kế có đối tượng biến kế nên biến chế, chuyển hiện thành mọi thứ, mọi vật. Thật ra tự tính của biến kế sở chấp vốn là không thật, tức không có tự tính.
Biến kế sở chấp tánh còn gọi là Phân biệt tánh, Vọng kế tự tánh, Vọng phân biệt tánh, Vọng tưởng tự tánh, Tự tánh giả lập.
Từ nơi tính toán biến chế cho nên biến chế thành sum la vạn tượng, mọi thứ mọi vật. Các thứ vật do tính toán biến chế tạo ra, quan trọng là bản chất, tự tánh của chúng đều không thật có, không có tự tính
Như thức Mạt na vốn luôn tính toán biến chế, cho nên tác dụng điều khiển Ý thức dựa theo các duyên bên ngoài rồi tính toán biến chế sản xuất ra các thứ vật,
Ví dụ như quan sát nhìn thấy con chuồn chuồn bay rồi tính toán biến chế sản xuất ra chiếc phi cơ có thể bay lên không trung. Các thứ đồ vật trong thế giới hiện tượng do tính toán biến chế hình thành, bản chất của chúng đều không có thật, nghĩa là chúng không có có tự tính, tự ngã, không thật có.
Nói đơn giản là mọi thứ mọi vật trong thế giới hiện tượng đều do biến kế sở chấp hình thành, chỉ là tạm có, vốn không thật hữu, không có tự ngã, không có tự tính
Điều này phù hợp với quan điểm của kinh Kim Cương: Mọi thứ có hình tướng (thế giới hiện tượng) trên đời đều là hư vọng, không thật
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu
Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu
Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu
Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu
Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm