Thực giải 30 bài tụng Duy thức (30)
Đây là bài cuối cùng trong ba mươi bài Duy thức, chỉ rõ kết quả của việc học tu theo Duy thức là đạt tới hạnh phúc an lạc giải thoát hoàn toàn. Pháp của đức Phật là pháp đưa đến an lạc giải thoát, vượt qua tất cả khổ đau phiền não.
Thực giải 30 bài tụng Duy thức (29)
Bài 30. Giải thoát viên mãn
Phiên âm Hán Việt:
Thử tức Vô lậu giới
Bất tư nghì Thiện, Thường,
An lạc, Giải thoát thân,
Đại Mâu Ni danh pháp.
Việt dịch:
Đây, cảnh giới vô lậu
Khó nghĩ bàn Thiện, Thường
An lạc, giải thoát thân
Là pháp bậc Mâu Ni
Thực giải:
Đây là bài cuối cùng trong ba mươi bài Duy thức, chỉ rõ kết quả của việc học tu theo Duy thức là đạt tới hạnh phúc an lạc giải thoát hoàn toàn. Pháp của đức Phật là pháp đưa đến an lạc giải thoát, vượt qua tất cả khổ đau phiền não. Đương nhiên mục đích cuối cùng của pháp tu Duy thức cũng không đi ra ngoài cái trục cốt lõi này. Lộ trình Duy thức là lộ trình bắt đầu từ phương diện khảo sát, quán chiếu sâu sắc về mặt hiện tượng để đi đến thấu rõ như thật về bản chất thực tính của vạn pháp, chân lí của vũ trụ, nhân sinh và con người. Đích đến là thông tỏ chân lí, thể nhập chân như, đạt tới cảnh giới an lạc giải thoát hoàn toàn.
Con người chúng ta, ai biết học hỏi, tư duy, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức, dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng nhưng đã có được hướng đi vững chãi, bước đi tự tại thong dong ý nghĩa trong đời.
Cảnh giới vô lậu là cảnh giới thanh tịnh Niết Bàn, cảnh giới hoàn toàn an lạc giải thoát không còn bóng dáng của phiền não khổ đau; không còn rơi rớt, đọa lạc trong lục đạo sinh tử luân hồi. Đối với những người, những chúng sanh có cảm thức, nhận thức còn vướng kẹt trong hai thủ, trong chấp nhã, chấp pháp thì đây là cảnh giới khó có thể nghĩ bàn, khó có thể mô tả, khó có thể diễn đạt cho rõ ràng được. Tạm nói đó là cảnh giới chân thiện, chân thường. Cảnh giới vô lậu không thể nghĩ bàn là cảnh giới chân thật không hư vọng, không bị biến đổi, thanh tịnh, viên mãn, là cảnh giới Niết Bàn của chư Phật trong mười phương.
Ví dụ kinh A Di Đà mô tả cảnh giới Tây Phương cực lạc thanh tịnh trang nghiêm thù thắng của đức Phật A Di Đà cho chúng sanh quy ngưỡng hướng về. Nếu quan sát quán chiếu thật sâu sắc sẽ thấy cách mô tả diễn đạt như vậy là tùy theo cảm thức của chúng sanh phàm phu mà phương tiện nói. Ngay cả cảnh giới tốt đẹp trang nghiêm tráng lệ do phước đức tạo nên của các cõi trời thôi thì chúng sanh cõi người cũng khó mà biết rõ được huống chi cảnh giới Niết bàn vô cùng thù thắng thanh tịnh trang nghiêm của chư Phật
Bài này nói đến vị cuối cùng trong năm vị tu tập theo Duy thức tức Cứu Cánh vị. Hành giả trải qua Năm vị, Ba Đại A tăng kỳ kiếp đến đây là công viên quả mãn giải thoát giác ngộ, cứu cánh Vô Thượng Bồ Đề, chứng Đại Bồ Đề, Đại Niết bàn vĩnh thoát khỏi trầm luân trong ba cõi sáu đường.
Giải thoát thân có nghĩa là vượt ra khỏi ràng buộc của tất cả phiền não, ác pháp
An lạc là pháp giới thanh tịnh hoàn toàn không vắng mặt mọi nỗi khổ niềm đau ưu phiền não loạn. Thiện, Thường chỉ cho pháp giới tốt đẹp thuần tịnh vắng lặng là chân như, là Niết bàn không sinh không diệt
Với chúng sanh cõi người chúng ta đa phần phước mỏng nghiệp dày, ác nhiều thiện ít, đang sống trong khổ đau triền miên bất tận thì nói chân thiện, chân thường là nói cảnh giới tốt đẹp thiện lành chỉ có an vui hạnh phúc không còn khổ đau, biến đổi vô thường. Con người lúc ấy đã đạt được an lạc giải thoát hoàn toàn ra khỏi biển khổ sanh tử mãi mãi, không còn trầm luân trong sáu nẻo luân hồi, ba đường ác đạo. Đây cũng chính là mong muốn ước vọng lớn nhất của tất cả muôn loài chúng sanh, nhất là con người
Là con người, nhất là những thành phần được gọi là trí thức, có trí tuệ, có học thức, bằng cấp...mà tự thấy mình còn đang chìm đắm trong vô minh, trôi lăn trong biển khổ sanh tử luân hồi, hụp lặn trong khổ đau phiền não, bất an; vướng kẹt trong vòng danh lợi vật dục thì hãy mau mau học theo trí tuệ minh triết của đức Phật mà cụ thể là Duy thức học.
Vì như thế sẽ giúp chúng ta nhìn đúng, nhìn thấu, nhìn rõ như thật về con người, cuộc đời, thế giới; giúp chúng ta có lý tưởng, có mục đích, có phương hướng; nhất là giúp chúng ta sống có ý nghĩa, giá trị hơn, có ích lợi trong cuộc đời vốn ngắn ngủi phù du này
Chắc chắn là không có con đường minh triết nào tốt hơn và giá trị hơn.
Điều này đã được lịch sử minh chứng xác thực hơn 2600 năm qua
Diệu pháp vô thượng của Phật, bậc Mâu Ni tịch tĩnh giúp chúng ta đạt đến giác ngộ, an vui, hạnh phúc và Niết Bàn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Xem thêm