Thực giải 30 bài tụng Duy thức (29)
Trí tuệ vô sở đắc là trí tuệ cao tột, không thể nghĩ bàn là trí tuệ xuất thế gian. Vì trí tuệ này đã vượt qua được hai chướng thô trọng: chướng phiền não và chướng sở tri, nên chứng được quả chuyển y tức chuyển hóa hoàn toàn từ thức thành trí.
Bài 29. Chuyển hóa hoàn toàn
Phiên âm Hán Việt:
Vô đắc bất tư nghì
Thị xuất thế gian trí,
Xả nhị thô trọng cố,
Tiện chứng đắc chuyển y.
Việt dịch:
Vô đắc chẳng nghĩ bàn
Là trí xuất thế gian
Xả hết thô trọng chướng
Nên chứng quả chuyển y
Thực giải:
Trí tuệ vô sở đắc là trí tuệ cao tột, không thể nghĩ bàn là trí tuệ xuất thế gian. Vì trí tuệ này đã vượt qua được hai chướng thô trọng: chướng phiền não và chướng sở tri, nên chứng được quả chuyển y tức chuyển hóa hoàn toàn từ thức thành trí. Cũng có thể nói trí tuệ xuất thế gian chính là Đại viên cảnh trí, vượt ra khỏi sinh tử luân hổi khổ đau của thế gian.
Muốn chuyển thức thành trí tức chuyển bát thức thành tứ trí, người tu theo Duy Thức phải chuyển hóa hoàn toàn hai chướng thô trọng: Phiền Não chướng và Sở Tri chướng.
Phiền não chướng chỉ tất cả các chủng tử, tập khí bất thiện đã được trình bày chi tiết trong các bài nói về tâm sở bất thiện và tâm sở phiền não mà căn bản là tham, sân, si mạn nghi...
Sở tri chướng là chỉ cho các chướng ngại phát sinh từ sự chấp chặt vào những tri thức, nhận thức, hiểu biết, kiến thức... đã được huân tập trong tàng thức kế cả các kiến thức hiểu biết về Duy thức.
Bài này nói rõ vị thứ 4 là Tu Tập vị. Hành giả từ khi đạt tới Thông Đạt vị cho đến giác ngộ hoàn toàn, Phật quả viên mãn, chứng Đại Niết bàn, tinh tấn tu tập diệu cảnh để chuyển hóa hoàn toàn những phiền não nhỏ nhiệm vi tế còn sót lại gọi là Tu Tập vị hay Tu Đạo vị
Ở địa vị Tu tập hành giả (hàng Bồ tát) trải qua thập địa (mười giai đoạn) từ Hoan hỉ địa cho đến Pháp vân địa
Hành giả Duy thức (Bồ tát) từ Sơ địa Bồ Tát (Hoan hỉ địa) cho đến Thất địa (Viễn hành địa) là đã vào Đệ nhị A tăng kỳ kiếp, tức là đã vào giai đoạn thứ 2.
Hành giả (Bồ tát) từ Bát địa (Bất động địa) cho đến Thập địa Bồ Tát ( Pháp vân địa) là vào Đệ tam A tăng kỳ kiếp tức giai đoạn thứ 3, giai đoạn công hạnh tu hành viên mãn
Biết rõ cố chấp, bám víu, chấp chặt vào những kiến thức, sở đắc của chính mình cũng là một chướng ngại rất lớn trên lộ trình chuyển thức thành trí, chứng quả giác ngộ giải thoát
Các chủng tử vạn pháp trong A lại da có thể được phân ra làm hai loại chướng: Phiền Não chướng và Sở Tri.chướng. Xả bỏ hoàn toàn các chủng tử của hai chướng này trong A lại da là công phu quan trọng của người tu theo Duy Thức. Khi xoá sạch chủng tử của hai chướng này trong tàng thức tức thì A lại da lập tức được chuyển thành Đại viên cảnh trí.
Chuyển y ở đây là chuyến đối tận gốc, chuyển đổi nền tảng căn bản của bát thức thành tứ trí
Sáu thức đầu từ Nhãn thức đến Ý thức được chuyển thành Diệu quan sát trí
Thức Mạt na (Thức thứ 7) được chuyển thành Bình đẳng tánh trí
Thức A lại da (Thức thứ được chuyển thành Đại viên cảnh trí
Chuyển y còn có nghĩa là chuyến phàm phu thành thánh nhân; chuyển phiền não thành Bồ đề; chuyển sanh tử thành Niết bàn; chuyển vô minh thành giác ngộ.
Quả chuyển y có thể hiểu là quả vị Bồ Đề, quả vị giải thoát, quả vị giác ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm